Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 35 - 40)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng đồng bộ các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, logích-lịch sử, phương pháp điều tra thu thập số liệu, phương pháp toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp đồ thị...

2.2.1. Phương phá p thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Được thu thập từ điều tra thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

Điều tra ý kiến của nhân viên ngân hàng về chất lượng cơng tác thẩm tín dụng ngắn hạn được thu thập thơng qua các hoạt động điều tra trực tiếp từ xã hội, cụ thể đây là các bộ nhân viên làm việc tại Vietinbank Phú Thọ. Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng được thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại Chi nhánh và các chuyên gia khác.

+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

+ Tiêu thức chọn mẫu: Chọn mẫu không xác suất

Mẫu nghiên cứu bao gồm toàn bộ cán bộ và lãnh đạo làm cơng tác tín dụng tại chi nhánh.

+ Quy mơ mẫu: 50 người

+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra về cơng tác tín dụng ngắn hạn tại Vietinbank Phú Thọ theo 5 nhóm tiêu chí là: chất lượng cơng tác thu thập và xử lý thơng tin, nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn, trình độ của cán bộ tín dụng, các cơng nghệ phục vụ cho cơng tác tín dụng ngắn hạn và hiệu quả cơng tác tín dụng ngắn hạn.

Bảng câu hỏi chính thức được xây dựng qua tham khảo ý kiến các lãnh đạo và cán bộ có kinh nghiệm trong đơn vị, lập phiếu điều tra khảo sát và gửi phiếu điều tra khảo sát tới các lãnh đạo và nhân viên, tiếp theo đó tập hợp ý kiến đánh giá, sau đó tổng hợp kết quả đánh giá cho điểm bình quân và nhận xét, đánh giá so với thang điểm xây dựng.

Mỗi biến số sẽ được ghi điểm theo quy ước sau:

Bảng 2.1: Bảng ý nghĩa của điểm số các biến

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Bảng 2.2: Ý nghĩa của điểm số bình quân

Khoảng Ý nghĩa 4.20 - 5.00 Rất tốt 3.40 - 4.19 Tốt 2.60 - 3.39 Khá 1.80 - 2.59 Trung bình 1.00 - 1.79 Kém

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu cơng bố chính thức

của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các ngân hàng thương mại Việt nam, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Cơng thương VN - Chi nhánh Phú Thọ. Từ sách, báo, báo điện tử trong nước …

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thơng tin là số liệu định lượng thì phải lập trên bảng biểu.

Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2012 đến 2014.

Đồng thời tổng hợp lại các phiếu điều tra thành một bảng thống kê. Sau đó sẽ tiến hành phân tích kết quả tổng hợp đó.

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

Sau khi đã thu thập được số liệu, các bước tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích-tổng hợp, lơ-gích-lịch sử…

Thơng qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2012 đến 2014 để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

- So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới cơng tác tín dụng ngắn hạn của đơn vi ̣.

- So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong cơng tác tín dụng ngắn hạn từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh.

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đây là những chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất kết quả cơng tác tín dụng ngắn. Bao gồm một số hệ thống các chỉ tiêu như sau:

- Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng khơng trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và khơng được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này(cao hơn lãi suất thơng thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn.

-.Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận thu được từ cho vay ngắn hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản cho vay đó có hiệu quả, có chất lượng cao.

-.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn:

+ Vịng quay vốn tín dụng:

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vịng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt.

+ Chi phí cho vay ngắn hạn:

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc giải ngân vốn. Chi phí cho vay ngắn hạn bao gồm chi phí đầu vào như chi phí trả lãi huy động vốn, chi phí bảo hiểm, chi đầu ra bao gồm chi phí để trả lương cơng nhân, chi phí quản lý.

+Hiệu suất sử dụng nguồn vốn ngắn hạn:

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay ngắn hạn hay chưa?

- Chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay:

Hai chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dư nợ và cơ cấu doanh số cho vay của tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ và tổng doanh số cho vay. Từ đó có thể so sánh hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung và dài hạn.

- Chỉ tiêu xử lý nợ:

Để thu hồi nguồn vốn của mình ngân hàng có hai nguồn để thu đó là, từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu khách hàng làm ăn thua lỗ thì ngân hàng có nguồn thu thứ hai đó là tài sản thế chấp, cầm cố và bảo hiểm.. Như vậy nếu tỷ lệ này lớn thì khơng thể đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cao được, kể cả trường hợp số tiền bán tài sản thu được nợ.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)