5. Kết cấu của đề tài
4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Tăng cường vai trò giám sát, thanh tra, hoàn thiện công tác thanh tra về nghiệp vụ lẫn đội ngũ cán bộ thanh tra
Công tác thanh tra cần đặc biệt chú trọng đến thanh tra quản trị điều hành và chất lượng tín dụng. Hoạt động thanh tra giám sát mới dừng ở mức phát hiện chứ chưa thật kiên quyết trong việc xử lí triệt để đối với các sai phạm của hệ thống ngân hàng dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra chưa cao.
Do vậy, để hoàn thiện và nâng cao vai trò thanh tra của NHNN thì cần phải quan tâm tới những vấn đề sau:
- Bám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm. Tập trung thanh tra chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng và công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm quản lí tốt chất lượng tín dụng.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng thanh tra nhất là thanh tra tại chỗ. Tăng cường việc giám sát các ngân hàng sau thanh tra, xử lí nghiêm các trường hợp tái phạm.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra. Thực hiện ngay biện pháp để chuyển các cán bộ giỏi chuyên môn, vững về bản lĩnh, kinh nghiệm về công tác thanh tra ngân hàng và đưa các cán bộ yếu về trình độ, không đủ bản lĩnh, phẩm chất ra khỏi đội ngũ thanh tra.
Thông qua thanh tra giám sát nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng để củng cố niềm tin của các thành phần kinh tế vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nâng cao quy mô hoạt động và chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia <CIC>
Trong hoạt động tín dụng phải thực sự an toàn - hiệu quả - bền vững bởi nó luôn tiềm ẩn rủi ro, đây là đòi hỏi của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi mà nền kinh tế thế giới đang tồn tại nhiều bất ổn, phát triển không vững chắc. Do vậy, việc Nhà nước tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia là hết sức cần thiết vì:
- Giúp NHNN có thêm thông tin cần thiết để thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động của các TCTD trong nước.
- Giúp các TCTD đối phó với vấn đề thông tin bất cân xứng. Thông tin tích cực giúp ngân hàng giảm chi phí thông tin, giảm thời gian xem xét quyết định tín dụng, không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng tốt. Còn thông tin tiêu cực giúp ngân hàng ngăn ngừa rủi ro, tránh được các khoản nợ xấu. Việc chia sẻ
thông tin giúp cho các TCTD nhất là các TCTD nhỏ không có đủ kinh nghiệm và chi phí để điều tra thông tin từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển các TCTD.
- Do có thêm thông tin từ cơ quan Thông tin tín dụng, các TCTD sẽ đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng dư nợ tín dụng, đặc biệt là dư nợ tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Đây là nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ở Việt Nam thông tin tín dụng một nguồn thông tin tín dụng đáng tin cậy giúp các TCTD trong khâu xem xét quyết định tín dụng và thực sự nâng cao chất lượng tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tín dụng là nguồn vốn quyết định sự phát triển của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy thúc đẩy quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin quốc gia sẽ góp phần vào việc sử dụng nguồn vốn còn hạn chế trong nước hiệu quả hơn, đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Một số biện pháp khác
- Hoàn thịên môi trường pháp lý, tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các TCTD cũng như ngân hàng hoạt động. Do đó, NHNN cần rà soát lại các hệ thống văn bản pháp lý về ngân hàng để xóa bỏ sự chồng chéo, thiếu đồng bộ. Ngoài ra, cũng cần phải ban hành những văn bản pháp quy mới phù hợp với thực tế, phù hợp với các thông lệ quốc tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính thực tiễn cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu, phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng.
- Lấy hiệu quả kinh doanh làm tiêu chí hàng đầu để đánh giá, cần xoá bỏ tư tưởng phụ thuộc hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp vay. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ tài, các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ và phát triển các DNV&N ở những nơi có nhu cầu để tạo điều kiện rót vốn cho các DNV&N.