So sánh với các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh lưu xá​ (Trang 55)

5. Kết cấu luận văn

2.3.4. So sánh với các đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu này cũng sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, xây dựng bảng hỏi. Sử dụng mô hình đa giác cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank - CN Lưu Xá.

Phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh là dùng đồ thị dưới dạng đa giác cạnh tranh đa giác này mô tả khả năng của các NHTM theo các yếu tố trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc một tập hợp các đối thủ cạnh tranh để xây dựng một phân tích về khả năng cạnh tranh của các NHTM. Khi chồng sơ đồ này lên nhau ta có thể thu được nhanh chóng những ưu thế tương đối của DN.

Đứng trước một thị trường và các đối thủ cạnh tranh, đơn vị cần thiết lập được một bản đánh giá tương đối về các điểm mạnh và các điểm yếu của mình. Điều này đặt ra hai vấn đề chính: Một mặt tổ chức mình có những năng lực nào vượt trội và mặt khác, tình trạng hiện tại hoặc tiềm năng của các DN như thế nào. Phân tích khả năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính tức là nghiên cứu những nguồn lực mà doanh nghiệp có từ môi trường khu vực và trong nước.

Các yếu tố xuất phát từ khả năng của tổ chức tài chính:

- Chất lượng sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng nhất được đánh giá một cách khách quan bằng những định mức, những yêu cầu khác nhau về thị trường nước ngoài.

- Giá cả cũng là một loại công cụ dùng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cùng với chất lượng và các điều kiện như nhau thì giá cả thấp hơn khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ cao hơn.

- Bán hàng xét theo góc độ phương pháp và các phương tiện thương mại, cách thức bán hàng.

- Ngoại giao là khả năng điều hành theo hướng tích cực những mối liên hệ với các nhân tố của môi trường... điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh của mình. Đây là những tiền đề cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng thị trường.

- Trước bán hàng là khả năng dự báo nhu cầu của thị trường và áp dụng các hoạt động thành thạo để thuyết phục khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tôt nhất thì doanh nghiệp không những đứng vững trên thị trường mà còn có thể mở rộng thị trường của mình.

- Tài chính theo nghĩa là các nguồn tài chính hiện có và có thể huy động một cách nhanh chóng. doanh nghiệp có thể mở rộng và sản xuất kinh doanh tăng cường hoạt động nghiên cứu triển khai, mở rộng thị trường đều phải dựa trên nguồn tài chính hiện có và khả năng huy động nhanh chóng.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LƯU XÁ 3.1. Vài nét về Vietinbank - CN Lưu Xá

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương VN - CN Lưu Xá ra đời cùng với sự phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh của NH Công thương Việt. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá được thành lập từ năm 1988 và là một chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực thuộc chi nhánh cấp 1 là NH Công thương Việt Nam - CN Thái Nguyên.

Mục tiêu thành lập nhằm mở rộng mạng lưới cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ khu công nghiệp phía nam tỉnh Thái Nguyên và tập trung chủ yếu là cụm công nghiệp Gang Thép và nhân dân sinh sống quanh khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên

Hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá có thể chia làm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 (Từ 1988 - 30/6/2006): Vietinbank – CN Lưu Xá được thành lập với mô hình chi nhánh cấp 2 trực thuộc Vietinbank Thái Nguyên.Với chức năng nhiệm vụ và trong phạm vi được ủy quyền Vietinbank - CN Lưu Xá hoạt động chủ yếu quanh khu vực địa bàn phía Nam Thành Phố với nhiệm vụ huy động tiền nhàn dỗi của mọi tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn để cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế cá nhân hộ gia đình… Nguồn vốn huy động được chủ yếu tập trung phục vụ hoạt động của một số công ty doanh nghiệp Nhà nước lớn trên địa bàn như: Công ty Gang thép Thái Nguyên và Công ty Luyện Kim Màu Thái Nguyên… Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển tiền, ngân quỹ…. Giai đoạn này, mặc dù mức phân quyền còn hạn chế, tuy nhiên Vietinbank - CN Lưu Xá đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp xứng đáng vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - CN Thái Nguyên và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Giai đoạn 2: Từ năm 2006, với chính sách kiện toàn hệ thống mạng lưới các NHTM của NHNN, Vietinbank - CN Lưu Xá được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Từ khi được nâng cấp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý mới, tuy nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh Lưu Xá, và sự ủng hộ của mạng lưới khách hàng,

Vietinbank - CN Lưu Xá đã từng bước mở rộng và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng quy mô hoạt động, triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như tài trợ thương mại, nghiệp vụ thẻ, chi trả kiều hối... kinh doanh đảm bảo hiệu quả năm sau cao hơn năm trước và hoàn thành tốt các chỉ tiêu do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. Đặc biệt theo lộ trình cổ phần hóa các NHTM quốc doanh của Việt Nam sẽ được hoàn thành trước năm 2010. Ngày 03/7/2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN chuyển đổi NHCT Việt Nam thành Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam và từ đó Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá cũng được đổi tên thành NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá.

3.1.1.1. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá

Hoạt động huy động vốn: Tổ chức HĐV tiền tệ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư, phát hành giấy tờ có giá, nhận vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vay vốn từ các Tổ chức tín dụng trong nước và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và của NHTMCP Công thương Việt Nam.

Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của NHNN, và phân cấp ủy quyền của NHTMCP Công thương Việt Nam.

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế. Tổ chức thực hiện dịch vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, cho thuê két sắt, bảo quản cất giữ gấy tờ có giá và tài sản quý…

Một số dịch vụ khác: Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, Western Union, Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho khách hàng. Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ. Thực hiện các hoạt động dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử….

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức:

Với tư cách là chi nhánh của NHTMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên hoạt động kinh doanh được điều hành bởi Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng. Tính đến thời điểm 31/12/2014 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá có 6 phòng nghiệp vụ và 06phòng giao dịch trong đó có 01 phòng giao dịch loại 1.

Mô hình quản trị tại NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá gồm các bộ phận chức năng như sau:

(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank Lưu Xá năm 2014)

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên

Khối kinh doanh

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, giải ngân cho vay, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng là tổ chức kinh tế.

Phòng bán lẻ: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng. Quản lý hoạt động của 06 PGD; đầu mối phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của chi nhánh. Các phòng Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ.

Khối hoạt động

Phòng Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện nhiệm vụ tính toán và trích lập DPRR; Xử lý thu hồi nợ xấu và nợ xử lý rủi ro; Quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro tác nghiệp; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.

Khối vận hành

Phòng kế toán giao dịch: Trực tiếp quản lý tài khoản và tiếp nhận hồ sơ và giao dịch với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ về thanh toán chuyển tiền, ngoại hối và dịch vụ khác cho khách hàng. Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ

tài chính, kế toán, quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; bảo mật và đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.

Khối hỗ trợ

Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh.

Tổ bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Nguồn nhân lực:

Đến thời điểm 31/12/2013 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá có tổng số 73 cán bộ nhân viên và đến năm 2015 số lượng cản bộ là 82 người. Trong đó cán bộ nữ chiếm đổng đảo 62.1 % tổng số lao động. Lực lượng lao động trẻ hóa với độ tuổi bình quân 34 tuổi. Quy mô lao động đứng thứ 4 trên địa bàn chỉ sau Agribank (415 người), BIDV (123 người) và Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên (144 người).

Biểu đồ 3.1. Quy mô lao động các NHTMCP trên địa bàn

3.1.1.3. Đặc điểm riêng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá-Thái Nguyên là chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - một trong số các NHTMNN lớn nhất do vậy Chi nhánh cũng có những đặc điểm riêng (bao gồm cả những ưu thế và những hạn chế) so với các chi nhánh của các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là:

Một là, được hưởng những lợi thế (vốn, mạng lưới, đào tạo nhân lực…) cũng như bất cập (Cơ chế điều hành chưa linh hoạt, phân cấp phân quyền còn hạn chế …) mà yếu tố đó mang lại.

Hai là, hiện nay trong quá trình đổi mới, Ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm, phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu và đáp ứng được những yêu cầu nhất định mà Ngân hàng đề ra. Ngân hàng đang hướng đến các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Ba là, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện vẫn tương đối cũ và lạc hậu, chất lượng truyền thông tại khu vực còn có nhiều hạn chế, tuy nhiên những năm gần đây, với sự quan tâm, và chính sách tạo điều kiện của nhà nước thì Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên đã từng bước được đầu tư, nâng cấp và đổi mới.

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá

Địa bàn hoạt động của chi nhánh là Thành phố Thái Nguyên và một số vùng lân cận. Mặc dù trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có bước phát triển đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, cho các doanh nghiệp và hoạt động của các Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan Thái Nguyên vẫn là một tỉnh nghèo, phát triển tương đối chậm so với nhiều tỉnh khác trong cả nước.

* Hoạt động HĐV

Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng.NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động, nhất là nguồn tiền gửi dân cư. Triển khai kịp thời các hình thức tiền gửi đặc thù của NHTMCP Công thương Việt Nam, tăng cường quảng bá các hình thức huy động để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn bằng các hình thức như: Bằng các biện pháp kỹ năng bán hàng, đổi mới phong cách giao dịch, Chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai các chương trình huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng quà, chứng

chỉ tiền gửi đa dạng về kỳ hạn với các mức lãi suất linh hoạt theo sát diễn biến thị trường, tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng cấp trên đồng thời đảm bảo được lợi ích hài hoà giữa ngân hàng và khách hàng, làm tốt chính sách khách hang. Nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng, cơ cấu vốn được dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng vốn ổn định, vốn trung, dài hạn.Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là: 17,87%, 8,65% và 9.17%.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1,421,616 1,544,585 1,686,240

Phân theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi DN, TC 130,708 9% 225,365 15% 145,863 9% Tiền gửi dân cư 1,290,908 91% 1,319,220 85% 1,540,377 91% Phân theo loại tiền

Ngoại tệ quy đổi 42,701 3% 50,932 3% 47,338 3% Việt Nam đồng 1,378,915 97% 1,493,653 97% 1,638,902 97% Phân theo kỳ hạn

Dưới 12 tháng 1,291,091 91% 1,303,354 84% 1,355,918 80% Từ 12 tháng trở lên 130,525 9% 241,231 16% 330,322 20%

Biểu đồ 3.2. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2012-2014

Hoạt động HĐV được coi là một trong những thế mạnh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá-Thái Nguyên so với các chi nhánh khác trên địa bàn. Kể từ khi chuyển đổi từ chi nhánh ngân hàng cấp II lên chi nhánh ngân hàng cấp I, hoạt động HĐV của ngân hàng liên tục gia tăng. Nhìn chung từ năm 2011 đến 2014 hoạt động HĐV của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên gia tăng nhanh chóng, kể cả trong những năm được coi là hết sức khó khăn đối với các NHTM trong HĐV như năm 2011 và 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh lưu xá​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)