Giải pháp về quản trị và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp dự án

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 148 - 149)

2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân

4.2.4.2. Giải pháp về quản trị và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp dự án

nghiệp dự án

Cùng với việc nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, cần coi trọng nâng cao năng lực quản trị và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp dự án.

Về quản trị, cần nâng cao năng lực của người làm công tác quản trị dự

án ĐDH vốn đầu tư XDĐB cả trong quản trị nguồn vốn đầu tư, quản trị nhân lực, quản trị điều hành hoạt động xây dựng dự án theo hợp đồng, quản trị chất lượng, quản trị tài chính kế tốn các khoản thu và chi tiêu của doanh nghiệp, quản trị hành chính pháp chế... Quản trị hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp dự án phải nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục tiêu của các dự án đầu tư XDĐB theo hình thức ĐDH.

Khắc phục tình trạng non kém về tư duy và thiếu năng lực trong việc ra quyết định quản lý quá trình thực hiện dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB thời gian qua. Tăng cường năng lực của nhà quản trị trong việc bảo đảm những tác động tích cực liên tục hướng tới hiệu quả cao trong tất cả các khâu thực hiện dự án đầu tư ĐDH từ hoạch định đến tổ chức thực hiện, điều khiển các các lực lượng, bố trí nguồn lực, quản lý hoạt động, kiểm tra giám sát và điều chỉnh. Phải làm cho nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đầy đủ các chức năng cơ bản trong hoạch định, trong tổ chức, trong lãnh đạo và trong kiểm soát hoạt động của người lao động để doanh nghiệp thực hiện tốt hơn hợp đồng dự án.

Phải bảo đảm cho các hoạt động của doanh nghiệp đạt được sự thành công thông qua nỗ lực thực hiện của người lao động trong doanh nghiệp. Người làm cơng tác quản trị phải có năng lực chuyên môn phù hợp với lĩnh vực quản lý dự án XDĐB để tạo ra tác động đến đối tượng quản trị trên cơ sở mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng.

Kết hợp việc nâng cao năng lực quản trị với nâng cao trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp dự án. Cần nhận

thức rằng, trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, an tồn lao động, quyền lợi lao động, lợi ích cơng bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Văn hoá kinh doanh là việc kết hợp văn hố với kinh doanh, làm cho lợi ích kinh tế gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ bảo đảm cho doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Nó địi hỏi nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp dự án phải kiếm lời chân chính trên cơ sở tài năng, sức lực của mình, chứ khơng phải gian lận hay “tự tương, tự tác”, khai khống chi phí đầu tư cơng trình để vay vốn, tăng mức thu phí và kéo dài thời hạn thu phí bóp chẹt người sử dụng dịch vụ, gây nguy cơ rủi ro cho ngân hàng như đã xuất hiện thời gian vừa qua. Văn hố kinh doanh địi hỏi chủ doanh nghiệp dự án phải giữ gìn và ngày càng củng cố chữ tín đối với bạn hàng và khách hàng. Trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh là địi hỏi có tính bắt buộc. Chỉ như vậy, các dự án đầu tư vào phát triển sản phẩm cơng cộng mới trở nên có ý nghĩa, mới đạt được mục tiêu mong đợi.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w