ở Việt Nam
Việc ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam khơng nằm ngồi xu hướng có
tính quy luật đã nêu ở trên. Thêm vào đó, đây cịn là một giải pháp cần thiết,
bắt nguồn từ tầm quan trọng của hạ tầng GTĐB đối với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và với yêu cầu đẩy nhanh phát triển một nền kinh tế thị trường hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới được thúc đẩy bởi:
Thứ nhất, hạ tầng GTĐB có tầm quan trọng đặc biệt, cần được đầu tư với một lượng vốn rất lớn. GTĐB là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống
KCHT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia. Sự phát triển của GTĐB sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển, trao đổi hàng hóa của người dân giữa các địa phương, các vùng, miền trong nước và giao lưu quốc tế. Để phát triển, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành hiện đại hóa hệ thống GTĐB gắn với chất lượng phương tiện và tốc độ di chuyển rất nhanh. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng GTĐB của ta lại vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng. Nếu
không được mở rộng và hiện đại hóa thì chúng ta khơng thể có điều kiện để thực hiện một nền sản xuất và tái sản xuất có hiệu quả. Bởi GTĐB là điều kiện vật chất kỹ thuật tuyệt đối cần thiết để các phương tiện vận tải di chuyển. Sự phát triển của GTĐB khơng chỉ góp phần quan trọng vào việc di chuyển các nguồn lực sản xuất, mà cịn góp phần quan trọng để các doanh nghiệp lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ đến các thị trường. Nhờ đó mà phát hiện được lợi thế để hướng hoạt động sản xuất kinh doanh tới hiệu quả. Sự phát triển của GTĐB không phải chỉ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc trực tiếp sử dụng hệ thống phương tiện này, mà cịn góp phần tạo nên sự đồng bộ của hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của một quốc gia. Thực tế cho thấy, nếu hệ thống GTĐB khơng đạt được trình độ tiên tiến, hiện đại và khơng có tính kết nối cao, thì hệ thống hàng khơng, vận tải biển và thơng tin liên lạc dù có hiện đại đến mấy cũng khơng thể phát huy có hiệu quả, việc đầu tư vào các lĩnh vực đó cũng khơng tránh khỏi sự lãng phí.
Tuy nhiên, để có một hệ thống GTĐB hiện đại và có tính kết nối cao thì phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn. Như trên đã dẫn một tính tốn của WB, chi phí thực tế cho mỗi km đường bộ đạt chuẩn đường ô tô hết 1,8-2,0 triệu USD vào năm 2000, tức là nếu muốn có đoạn đường ơ tơ 50 km thì cần phải có 90-100 triệu USD [126], tương đương khoảng 2.100-2.200 tỷ đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện nay. Cịn chi phí cho xây dựng đường cao tốc thì lớn hơn nhiều. Chẳng hạn, chi phí cho 1 km tuyến cao tốc Sangjoo - Yeongduk đoạn số 13 (Hàn Quốc) đường có chiều rộng nền 23,4 m, tốc độ 100 km/h hết 62,5 triệu USD; tuyến cao tốc Bắc Kanto, tỉnh Guma - tỉnh Tochigi (Nhật Bản) 2 làn xe hết 65 triệu USD /km; cho tuyến Bến Lức - Long Thành (Việt Nam) hết 25,76 triệu USD /km... (http://vnexpress.net/, Cập nhật 10/5/2015). Đấy là chưa kể phải có một lượng vốn cần thiết để bảo đảm duy tu, sửa chữa trong thời gian đưa cơng trình vào vận hành. Để đáp ứng kịp thời nguồn vốn lớn này, con đường thu hút đầu tư của xã hội
thông qua ĐDH sở hữu là một giải pháp sáng tạo. Vào cuối thế kỷ XIX C. Mác đã có đánh giá cao con đường này: “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương được việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt” [39, tr.199]. Ngược lại, qua CTCP, sự tập trung đã thực hiện được việc đó trong nháy mắt.
Thứ hai, ĐDH vốn đầu tư XDĐB là kết quả tất yếu trong quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư rất lớn với tình trạng hạn hẹp của ngân sách nhà nước. Do tính chất quan trọng của hạ tầng GTĐB mà việc ưu tiên
phát triển đi trước một bước so với phát triển các lĩnh vực khác các là rất cần thiết, nhất là đối với nước phát triển muộn như Việt Nam. Điều kiện để đáp ứng yêu cầu này là phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn với một thời gian khá dài. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã giành rất nhiều ưu tiên về tài chính cho xây dựng hạ tầng GTĐB. Sự ưu tiên này được thực hiện ngay cả khi nguồn vốn ngân sách nhà nước cực kỳ khó khăn sau chiến tranh và những khi bị bao vây, cấm vận. Song, trước yêu cầu mới phải đồng bộ hóa và hiện đại hóa hệ thống GTĐB thì việc đáp ứng của ngân sách nhà nước là cực kỳ khó khăn. Mâu thuẫn này khơng chỉ diễn ra ở Việt Nam mà đã và đang nan giải ở nhiều nước không kể là nước phát triển hay đang phát triển. Con đường để giải quyết mâu thuẫn, tất yếu phải là thu hút nguồn lực trong xã hội thông qua ĐDH vốn đầu tư để Nhà nước tìm kiếm sự tài trợ từ các chủ thể thuộc khu vực kinh tế tư nhân cho mục tiêu phát triển này.
Tình trạng ngân sách nhà nước khơng đủ để phát triển KCHT, trong đó có GTĐB khơng chỉ có ở Việt Nam, mà hầu như đối với các nước. Việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước hay từ các chủ thể trong nền kinh tế đã từng là phương thức được nhiều nước coi trọng để phát triển GTĐB dựa
trên đặc điểm nó là một loại hàng hóa cơng cộng có tính loại trừ người sử, có thể thu hồi vốn và tạo thu nhập cho nhà đầu tư.
Thứ ba, một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam là có nhiều thành phần kinh tế với nhiều quan hệ sở hữu và nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Như trên đã nêu, hạ tầng GTĐB là loại hàng hóa cơng cộng
có tính loại trừ, việc cung ứng có khả năng mang lại lợi nhuận, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư không phân biệt họ thuộc thành phần kinh tế nào. Trong điều kiện đó, việc thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB không chỉ là cần thiết nhằm thu hút, phát huy các nguồn lực, để các thành phần kinh tế chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước, mà còn là cần thiết để thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng về đầu tư giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, nền kinh tế Việt Nam tuy đã có tốc độ tăng trưởng khá cao trong
30 năm đổi mới vừa qua, đã nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình, đời sống người dân đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa ra khỏi tình trạng một nước đang phát triển. Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển, để sớm trở thành một nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, tất yếu nước ta phải tập trung nguồn lực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Việc thực hiện ĐDH vốn đầu tư GTĐB là rất cần thiết không chỉ tạo ra điều kiện để nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, mà còn sớm tạo ra KCHT để đẩy nhanh tiến trình phát triển nói trên.
Thêm vào đó, việc thực hiện ĐDH vốn đầu tư GTĐB không chỉ là cần thiết để người dân chia sẻ gánh nặng đầu tư của Ngân sách Nhà nước trong sản xuất và cung ứng sản phẩm cơng cộng, mà nó cịn là việc mở rộng lĩnh vực đầu tư để khai thác nguồn lực tiềm tàng trong xã hội cho mục tiêu phát triển, là một giải pháp tạo cơ hội tìm kiếm cơ chế quản lý đầu tư hạ tầng GTĐB nhanh hơn và có hiệu quả hơn.