2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
4.2.2.3. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với dự án đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
Để triển khai thành công các dự án giao thông theo hình thức ĐDH, hoạt động quản lý đầu tư cần phải thận trọng, bởi đây thường là các dự án rất phức tạp. Trong quá trình quản lý cần tính tới các yếu tố về quy mô và mức độ phức tạp của dự án, mục tiêu và vai trò của Chính phủ, cơ cấu nhà thầu, lãi
suất thị trường; nghiên cứu kỹ tính khả thi, kinh tế của dự án. Đồng thời, xây dựng các chính sách về quản lý tài chính, thỏa thuận tài chính với các bên cho vay, thu thập thông tin thị trường. Để những hoạt động này được thực hiện trôi chảy, cần phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước.
Mặc dù quá trình ĐDH vốn đầu tư XDĐB là việc thu hút nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước vào hoạt động đầu tư kinh doanh, nhưng vẫn cần phải được quản lý chặt chẽ. Bộ GTVT cần tiếp tục nghiên cứu công tác quản lý để xây dựng cơ chế, chính sách, tháo gỡ những bất cập trong quản lý dự án. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần rà soát để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo thống nhất, dễ áp dụng, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình GTĐB.
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý ĐDH vốn đầu tư XDĐB. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư phát triển, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình GTĐB. Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tư phù hợp, thực hiện tốt công tác đánh giá đầu tư (đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động).
Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình. Xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng.
Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về ĐDH vốn đầu tư XDĐB. Hoàn thành việc rà soát, phân loại tiến độ và chất lượng đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ nguồn vốn ĐDH. Đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện
đến khi có nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp dự án có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang…
Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDĐB. Giám sát chặt chẽ từ chi phí đầu tư đến chất lượng xây dựng công trình GTĐB theo hình thức ĐDH. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án ĐDH, quản lý việc thanh tra đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán công trình dự án bảo đảm tính nghiêm túc, khoa học và có trách nhiệm. Để tránh tình trạng chi phí phát sinh vẫn thường xảy ra đối với các dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB, cần quản lý chặt chẽ việc lập dự toán thông qua thanh tra, kiểm các cơ sở dữ liệu cho việc tính toán chi phí, kiểm soát việc thay đổi thiết kế, phải lường trước những chi phí mới phát sinh...
Phải kiên quyết xử lý các doanh nghiệp dự án thực hiện không đúng tiến độ, làm trái hoặc vi phạm quy trình đầu tư, sử dụng cán bộ quản lý và người lao động thiếu tay nghề... Đồng thời, kiên quyết xử lý những cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tham nhũng, ăn hối lộ, làm gây phát sinh chi phí và gây khó khăn cho việc thực hiện dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách đầu tư theo hình thức ĐDH, để có những điều chính, sửa đổi các quy định nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án giao thông đường bộ trong thời gian tới.
Nghiên cứu để thành lập Quỹ bảo đảm an toàn nguồn vốn đầu tư như hoàn chỉnh chính sách thu phí giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức Hợp đồng PPP, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử
dụng. Khắc phục tình trạng cơ quan đại diện Nhà nước xác định lợi nhuận cho chủ đầu tư chủ yếu qua thương thảo một cách tùy tiện thời gian qua. Kiên quyết xử lý nghiêm, bảo đảm tính minh bạch đối với các vụ gian lận thu phí.
Các bộ ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, trong đó tập trung giám sát chặt chẽ chi phí đầu tư và chất lượng xây dựng công trình GTĐB theo hình thức ĐDH. Khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý các dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB thời gian qua.
Ngày 9/3/2016, Văn phòng Chính phủ ra công văn số 1488/VPCP-KTN V/v quản lý nhà nước đối với các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT. Các cơ quan chức năng cần sớm triển khai thực hiện yêu cầu này để có điều chỉnh thích hợp, kịp thời. Giải pháp này đã được Chính phủ quan tâm và đang yêu cầu các bộ ngành và các địa phương nghiên cứu, rà soát thực tiễn thực hiện cơ chế, chính sách ĐDH vốn đầu tư XDĐB thời gian qua để có điều chỉnh thích hợp, kịp thời nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng [80].