Vốn đầu tư của khu vực nhà nước

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 55 - 58)

Xây dựng đường bộ là một lĩnh vực thuộc KCHT kinh tế - xã hội thường do nhà nước đảm nhiệm được thực hiện thông qua thành phần kinh tế nhà nước. Về bản chất, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư này là thuộc sở hữu nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường và trong quan hệ quốc tế hiện nay, nhà nước có thể tạo vốn đầu tư XDĐB thông qua hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, vay tín dụng, tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước.

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào XDĐB là một phần trong khoản chi

đầu tư của nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Nó bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Quy mô của vốn ngân sách nhà nước đầu tư XDĐB có giới hạn bởi nguồn thu và phụ thuộc vào cơ chế phân bổ các khoản chi ngân sách của các cơ quan có thẩm quyền nhà nước (như chi thường xuyên, chi trả nợ, chi các đầu tư khác...).

Vốn của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng GTĐB. Nguồn vốn này có được từ kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp

nhà nước. Nó là một phần của lợi nhuận doanh nghiệp được tích lũy lại dùng vào đầu tư XDĐB. Vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nên việc đầu tư XDĐB chỉ có thể thực hiện được với các dự án có khả năng thu hồi vốn và có lãi. Cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước có thể đầu tư trực tiếp vào các dự án XDĐB thông qua các hình thức BOT, BTO, BT... hoặc đầu tư mua trái phiếu Chính phủ với mục đích phát triển hệ thống đường bộ.

Vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là nguồn do Bộ Tài

chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Nó bào gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và công trái. Thực chất đây là nguồn vốn nhà nước đi vay của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong nước và vay nước ngoài để đầu tư XDĐB. Việc huy động nguồn vốn này là nhằm bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước và để đầu tư tạo ra khả năng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong hình thức đầu tư này còn có vốn trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành để huy động cho phát triển hạ tầng GTĐB.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Đây là nguồn vốn phản

ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác trong đó nhà nước là người đi vay, đồng thời là người cho vay để đảm bảo việc thực hiện chức năng nhiệm vụ kinh tế của nhà nước. Tuy nguồn vốn này đầu tư XDĐB không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng nó thường dựa trên nguyên tắc đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, tức là phải hoạt động có hiệu quả. Nghĩa là khi đến hạn hoàn trả, ngoài sự bảo toàn đầy đủ nguyên gốc, còn phải đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả nhà nước lẫn người cho vay và người đi vay.

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Đây là nguồn hỗ trợ chính thức

từ nước ngoài cho một quốc gia, bao gồm các khoản viện trợ (không hoàn lại, có hoàn lại) và cho vay với điều kiện ưu đãi như cho vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. ODA thường là nguồn vốn của nước giàu viện trợ cho nước nghèo gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Nó bao gồm các hình thức ODA song phương, đa phương (được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như Chương trình phát triển Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ), các khoản hỗ trợ chương trình, viện trợ dự án... ODA là nguồn bổ sung ngoại lực quan trọng giúp nước nghèo thực hiện các mục tiêu phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, có thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả) và lãi suất thấp, thích hợp với đầu tư XDĐB. Tuy nhiên, việc sử dụng phải có điều kiện.

Vốn từ hoạt động kinh tế của nhà nước. Nguồn vốn này được hình thành

do các hoạt động kinh tế của nhà nước như cho các tổ chức, cá nhân thuê tài sản nhà nước, thu từ sử dụng các KCHT do nhà nước đầu tư, ví dụ cho thuê lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước, đường điện, mạng thông tin...

trên hệ thống GTĐB do nhà nước đầu tư xây dựng v.v... Đây là nguồn quan trọng bổ sung vào ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu tái đầu tư phát triển hệ thống GTĐB.

Trước đây, hầu hết các đầu tư XDĐB đều dựa vào ngân sách nhà nước. Nhưng trên quan điểm ĐDH, thì nguồn vốn này có vai trò quan trọng. Nó thường đầu tư tập trung vào các công trình GTĐB trọng yếu, then chốt, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các loại đường chuyên dụng nhất là phục vụ cho quốc phòng, an ninh của quốc gia, loại đường bộ không loại trừ người sử dụng và đầu tư vào phần đối ứng của nhà nước để thực hiện các dự án XDĐB khi tiếp nhận ODA. Mục

đích của đầu tư ngân sách nhà nước vào các dự án XDĐB chủ yếu nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, vì lợi ích chung của cộng đồng và tạo điều kiện để thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w