TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Các cơng trình và bài viết đã cơng bố ở trong và ngoài nước nêu trên đã giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam. Cụ thể là:
- Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi đã có nhiều bàn luận về xu thế ĐDH vốn đầu tư XDĐB tiếp cận từ lý thuyết cận biên và giới hạn phạm vi đối tượng là quan hệ đối tác cơng - tư (PPP), phân tích các hình thức thực hiện quan hệ đối tác này, chỉ ra cơ chế vận hành và những kinh nghiệm tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Những công cụ để vận hành dự án PPP trong đầu tư KCHT giao thông được các nhà nghiên cứu quan tâm là Luật đầu tư PPP, các quy định về chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước về đất, ưu đãi về tài chính, thuế, đào tạo và chương trình giáo dục để xây dựng năng lực, quản lý của các cơ quan nhà nước và người quản lý dự án đầu tư…
- Các cơng trình nghiên cứu trong nước đã hướng vào các chủ đề tìm hiểu kinh nghiệm các nước đi trước, phân tích thực tiễn và đề xuất giải pháp thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư XDĐB. Trong đó, có cơng trình bàn về giải pháp để xã hội hóa đầu tư cho các cơng trình GTVT; có nhiều tác giả nghiên cứu về mơ hình PPP để tìm lời giải cho bài tốn vốn, coi đó là một hình thức thu hút vốn đầu tư có hiệu quả để phát triển KCHT giao thơng của cả nước nói chung, mỗi tỉnh nói riêng.
- Một hướng mới được quan tâm ở một số cơng trình nghiên cứu trong mấy năm gần đây là tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng KCHT kinh tế - xã hội trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, chưa ra khỏi tình trạng suy giảm kinh tế và tình trạng gánh nặng của ngân sách nhà nước làm nợ công của Việt Nam tăng lên ở mức cao. Theo hướng này, các tác giả đã chỉ ra tính cấp bách phải mở rộng và thúc đẩy việc huy động vốn xã hội vào phát triển KCHT kinh tế - xã hội thay vì chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước và bước đầu đưa ra những kiến nghị về chính sách nhằm thực hiện yêu cầu này.
- Riêng về lĩnh vực xây dựng KCHT GTĐB, đến nay đã một số ít cơng trình bàn về thu hút vốn đầu tư, trong đó tiếp tục khẳng định PPP là hình thức tuy có nhiều triển vọng, nhưng giải pháp để thực hiện như thế nào thì đến nay
vẫn chưa được làm rõ, còn lúng túng, vẫn đang vấp phải vấn đề cần được giải quyết, vẫn còn “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.
Thêm vào đó, những cơng trình nghiên cứu nêu trên tuy đã được tiếp cận dưới các góc độ của chun ngành tài chính-ngân hàng, kinh tế phát triển, kinh tế đầu tư, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, nhưng đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về ĐDH vốn đầu tư XDĐB tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị học.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở nước ta hiện nay cần được giải quyết gồm:
Một là, cần làm rõ lý luận về ĐDH vốn đầu tư góp phần nâng cao năng
lực và hiện đại hóa hệ thống GTĐB Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Đến nay, bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều biến đổi, nên việc nhận thức lý luận về ĐDH vốn đầu tư XDĐB phải được điều chỉnh mới có giải pháp thích hợp. Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 10 năm vừa qua đã diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), các quốc gia ASEAN đã trở thành cộng đồng kinh tế. Trong bối cảnh mới, việc nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống GTĐB Việt Nam đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, trong khi những nhận thức lý luận trước đây về vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông ở Việt Nam đã bộc lộ những bất cập, khơng cịn phù hợp. Cần có những nghiên cứu mới để tìm kiếm cơ sở cho chính sách ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hai là, việc giải quyết tái cơ cấu vốn đầu tư vào xây dựng hạ tầng
GTĐB trong thực tiễn ở nước ta còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 đã tác động vào nền kinh tế nước ta làm
bộc lộ nhiều yếu kém ảnh hưởng xấu dến tăng trưởng kinh tế dài hạn và phát triển triển bền vững. Trong đó, nổi lên sự lạc hậu và bất bất cập của cơ cấu đầu tư. Chính vì thế, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI (năm 2011) đã đặt ra yêu cầu tái cơ cấu đầu tư chuyển mạnh từ đầu tư phát triển chiều rộng là chủ yếu sang coi trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu, dựa vào tiến bộ KH&CN; đồng thời tái cơ cấu vốn đầu tư vào KCHT kinh tế - xã hội theo hướng khuyến khích phát triển nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thay vì đầu tư chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước trước đây. Tuy quá trình tái cơ cấu vốn đầu tư đã được tiến hành ở nước ta từ năm 2011, nhưng đến nay từ nhận thức lý luận đến giải quyết thực tiễn vẫn có nhiều vướng mắc. Đã có khơng ít những hồi nghi về cơ chế, chính sách, phương thức và tính hiệu quả của việc huy động vốn xã hội vào phát triển GTĐB. Nguồn vốn tư nhân đi vay từ các ngân hàng vẫn là chủ yếu, vốn tự có của các thành phần kinh tế, nhất là của tư nhân vẫn nằm “ngoài cuộc” đối với loại đầu tư này. Lời giải cho bài toán thu hút vốn và bảo đảm tính hiệu quả của vốn đầu tư XDĐB ở nước ta vẫn đang ở phía trước.
Đề góp phần vào giải quyết vấn đề này nhằm thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở nước ta trong thời gian tới, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau:
- Xác định cơ sở lý luận về ĐDH vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiện đại hóa hệ thống GTĐB góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB để Việt Nam tham khảo.
- Đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến nay, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025.
Chương 2