Những đổi mới trong phương thức thu hút vốn đầu tư xây dựng đường bộ trước năm

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 81 - 84)

dựng đường bộ trước năm 2011

Công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ năm 1986 với những đột phá về tư duy, trước hết là tư duy về kinh tế. Trong quá trình này, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp từng bước được chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Các thành phần kinh tế được bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử, sản xuất kinh doanh theo pháp luật và đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ngày càng coi trọng hơn vai trò của các chủ thể thị trường. Nhiệm vụ kinh tế của Nhà nước cũng từng bước chuyển từ “làm thay” người dân sang “dẫn dắt” nền sản xuất xã hội. Trong bối cảnh đổi mới đó, nhận thức lý luận và chỉ đạo tổ chức chức thực tiễn của Đảng và Nhà nước về phương thức đầu tư vốn cho XDĐB đã có những bước chuyển rõ rệt. Nổi bật là:

- Ban hành quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) áp dụng cho các chủ đầu tư trong nước bằng Nghị

định số 77/CP ngày 18/6/1997 [12]. Trong đó, quy định lựa chọn doanh nghiệp BOT hoặc thành viên sáng lập BOT, việc đăng ký và ký kết hợp đồng BOT, quy chế thực hiện đầu tư và tổ chức quản lý kinh doanh trong XDĐB.

- Ban hành Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bằng Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày

15/8/1998 [13]. Trong đó, quy định các ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp BOT cả khi hoạt động đầu tư và khi đưa công trình vào sử dụng, bảo đảm miễn thuế nhập khẩu các phương tiện, thiết bị để thực hiện dự án BOT, BTO, BT để mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài vào XDĐB ở Việt Nam.

- Đưa ra danh mục dự án KCHT giao thông quan trọng, thiết yếu để thu hút đầu tư theo phương thức ĐDH. Để thực hiện Chiến lược Phát triển GTVT

Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ ban hành Quyết định số 412/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Danh mục đầu tư một số dự án KCHT giao thông quan

trọng, thiết yếu giai đoạn đến năm 2020 [65]. Trong đó, quy định dự án áp dụng theo hình thức PPP là những dự án đạt các yêu cầu: (i) Là dự án quan trọng; (ii) Có quy mô lớn; (iii) Có yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế theo quy định của Chính phủ.

- Ban hành các quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các dự án đầu tư ĐDH bằng Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày

11/5/2007. Trong đó, Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kỹ thuật và quản lý cùng huy động vốn để thực hiện dự án. Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án được huy động theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng và phải đạt tỷ lệ tối thiểu sau: (i) Không được thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án đối với dự án có tổng vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng; (ii) Không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư của dự án đối với dự án có tổng vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng; và (iii) Không được thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư của dự án đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên… [65].

- Ban hành Nghị định nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 78/2007/NĐ-CP. Trên cơ sở điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Chiến lược

phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [66], ngày 27/11/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP quy định lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư, ưu đãi đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao [15], với một số thay đổi, tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Trong đó, bổ sung, điều chỉnh các nội dung nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với các dự án BOT nhất là trong khâu quản lý chất lượng công trình, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dự án và nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong

Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 09/11/2010. Trong đó, ngoài những dự án đạt các yêu cầu như trong Quyết định số 412/QĐ-TTg, việc tiến hành ĐDH vốn đầu tư theo hình thức PPP còn được áp dụng đối với các dự án có khả năng khai thác được lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, vận hành và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân và các dự án phải đảm bảo các tiêu chí khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phần vốn góp của chủ sở hữu là nhà đầu tư tư nhân trong các dự án BOT, BTO, BT phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án; phần tham gia của Nhà nước không quá 30% tổng mức đầu tư dự án (trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định). Nhà đầu tư tư nhân có thể vay vốn thương mại và các nguồn khác không có bảo lãnh của Chính phủ tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án [65].

Kết quả, tính đến hết năm 2010, cả nước đã thu hút 12 dự án với tổng số vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và vốn ODA là trên 60 tỷ đồng. Các dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB chủ yếu giai đoạn 1997-2010 là: dự án BOT cầu Cỏ May thuộc QL 51 năm 1997, dự án đường tránh TP Vĩnh Yên với tổng mức đầu tư chưa quy đổi là 350 tỷ đồng, dự án cầu Đồng Nai tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng, dự án xây dựng QL 51 với tổng mức đầu tư 3300 tỷ đồng, xây dựng tuyến tránh TP Phan Rang - Tháp Chàm có tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng, dự án xây dựng một số đoạn trên QL 20 tỉnh Lâm Đồng với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, dự án QL 10 đoạn Tân Đệ - La Uyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình, dự án mở rộng QL 1 đoạn qua TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và một số dự án khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mới chỉ có các dự án BOT quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn. Chỉ duy có dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có quy mô lớn, số vốn đăng ký 24.566 tỷ đồng, khởi công ngày 19/5/2008, nhưng tiến độ hoàn thành chậm sau năm 2011 [55].

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w