2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
4.1.2.3. Quan điểm về về tính hiệu quả và hài hịa các lợi ích kinh tế trong đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
trong đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
Mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta được xác định trong công cuộc Đổi mới của Đảng là xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để đạt được mục tiêu này, giải pháp có tính quyết định là chúng ta phải khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực trong
nước và thu hút mạnh mẽ các nguồn lực từ nước ngoài cho đầu tư phát triển. Phải tạo ra một môi trường công bằng và thuận lợi để tất cả mọi người dân, các tổ chức ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tiến hành sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế khơng thể có mức tăng trưởng cao, có hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực lãng phí cũng như khi thiếu cơ chế phân bổ và kết hợp các nguồn lực trong một cơ cấu kinh tế phù hợp. Điều này có nghĩa là nếu q trình ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở nước ta khơng dẫn đến sự kích thích và phát huy các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, không dẫn đến nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng cao hơn so với khi chưa có phương thức tổ chức kinh tế này thì q trình đó khơng thể nói là có hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực.
Với nhận thức đó, phương hướng thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư XDĐB khơng chỉ đơn giản là nhằm vào việc để có sản phẩm ĐB đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của xã hội, mà còn phải tạo thêm động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế của cả nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp dự án XDĐB, lẫn Nhà nước và mọi người dân. Thông qua hoạt động đầu tư thực hiện hợp đồng dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB với Nhà nước, nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp dự án thu được lợi nhuận. Bằng giải pháp chuyển cho tư nhân đầu tư XDĐB, Nhà nước sẽ giảm bớt bội chi ngân sách và có thêm điều kiện để tập trung tài chính giải quyết những công việc xã hội cấp bách hơn mà vẫn bảo đảm phát triển KCHT giao thông đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của xã hội. Người dân sử dụng hạ tầng GTĐB do dự án ĐDH cung ứng sẽ tiết kiệm được chi phí về thời gian và tiền của hơn, do đó hoạt động kinh tế, xã hội có hiệu quả hơn, họ sẽ tích cực đầu tư hơn.
Điều này có nghĩa, việc thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở nước ta phải bảo đảm nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế giữa nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp dự án, người dân và lợi ích của Nhà nước, của quốc gia; lợi ích của nhà cung cấp dịch vụ và của người sử dụng dịch vụ đó. Nếu nhà đầu
tư và chủ doanh nghiệp dự án không thu được lợi nhuận thì khơng thể thu hút được vốn đầu tư cũng như năng lực sáng tạo của họ cho xây dựng và phát triển GTĐB. Nhưng nếu chỉ vì lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án mà “bỏ quên” lợi ích kinh tế của người sử dụng sản phẩm đường bộ do dự án mang lại thì họ cũng khơng sử dụng sản phẩm cơng trình, nhà đầu tư cũng không thu hồi được vốn mặc dù họ đã bỏ ra đầu tư. Thêm vào đó, điều này cịn gây phản ứng xã hội bất hợp tác. Khi đó, tình trạng lãng phí nguồn lực xã hội là khơng thể tránh khỏi.
Như vậy, việc định hướng về cơ chế, chính sách và tồn bộ việc quản lý của Nhà nước đối với quá trình ĐDH vốn đầu tư XDĐB phải dựa trên nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, phải lấy động lực lợi ích kinh tế và phải kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia để dẫn dắt sự vận động của quá trình ĐDH đầu tư vào một lĩnh vực cung ứng sản phẩm cơng cộng có tính dài hạn này.