2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
4.1.2.2. Quan điểm định hướng về cơ chế vận hành đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
đầu tư xây dựng đường bộ
Đa dạng hóa vốn đầu tư XDĐB là một xu hướng gắn với sự phát triển cao của kinh tế thị trường. Xét về thực chất, đây chính là việc ra đời và phát triển một thị trường mới mà trong nhiều nghiên cứu lý thuyết trên thế giới gọi là thị trường PPP. Với thị trường này, trong nền kinh tế có thêm lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới, các quan hệ kinh tế xã hội mới. Với thị trường này, việc cung ứng hạ tầng GTĐB khơng cịn là cơng việc riêng hay sự bao cấp của Nhà nước cho xã hội như trước, mà nó đã được chuyển sang các chủ đầu tư và các nhà kinh doanh trong xã hội. Cạnh tranh trên thị trường PPP tất yếu
diễn ra và các quy luật của kinh tế thị trường tất yếu có điều kiện hoạt động và phát sinh tác dụng.
Tuy nhiên, do GTĐB thuộc loại sản phẩm công cộng, nên việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu chung của xã hội phải là mục tiêu tối thượng. Để đạt được mục tiêu tối thượng này, với chức năng vốn có mà xã hội giao phó, Nhà nước phải xác định một cơ chế trong mối quan hệ với mục tiêu hoạt động của nhà đầu tư và doanh nghiệp tư nhân. Cơ chế mà các nước áp dụng hiện nay trên thị trường PPP về cơ bản vẫn là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhưng nó có tính đặc thù gắn với lĩnh vực sản xuất hàng hóa cơng cộng.
Theo hướng này, để thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở nước ta trong thời gian tới, Nhà nước cần phải có những nghiên cứu và tìm ra cho được một khung khổ pháp luật, một cơ chế chính sách và các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường PPP ở Việt Nam. Việc vận hành thị trường đó phải bảo đảm thúc đẩy sự phát triển và phải phù hợp với điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển của Việt Nam. Cơ chế vận hành thị trường PPP trong lĩnh vực XDĐB ở Việt Nam phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản của một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, cơ chế vận hành thị trường PPP trong lĩnh vực XDĐB ở Việt Nam phải được đặt trong sự vận động tổng thể các loại thị trường trong nền kinh tế, phải bảo đảm tính cân đối trong phát triển, chứ không phải phát triển theo kiểu “bầy đàn” có tính “chụp giật” gây lãng phí nguồn lực của người dân, của Nhà nước và của xã hội.