Do XDĐB là một lĩnh vực của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế nên phạm trù vốn đầu tư XDĐB có đầy đủ các thuộc tính của khái niệm vốn đầu tư như đã phân tích ở trên. Song, do mục tiêu của nguồn vốn này là nhằm vào phát triển hạ tầng GTĐB đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia, nên khái niệm vốn đầu tư XDĐB có những đặc tính riêng. Nghiên cứu về phạm trù kinh tế này, có thể hiểu: Vốn đầu tư XDĐB là một bộ phận
nguồn lực của xã hội được biểu hiện bằng tiền được tích lũy lại sau một thời gian nhất định để đưa vào đầu tư xây dựng, bảo dưỡng, nâng cấp và phát triển hệ thống ĐB nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Vốn đầu tư XDĐB được xem xét cả về chất và về lượng.
Về chất, vốn đầu tư XDĐB là hình thức biểu hiện của giá trị lao động,
nó chính là phần giá trị tăng thêm do người dân tạo ra được tích lũy lại dùng để đầu tư vào phát triển GTĐB. Trước khi được tích lũy, nguồn vốn này biểu hiện là phần thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
Về lượng, vốn đầu tư XDĐB chỉ là một phần của thu nhập, là số dôi ra
ngoài tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày của người dân và xã hội, nằm ngoài các khoản tiêu dùng cho sản xuất ở các lĩnh vực trực tiếp tạo ra của cải trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong bất cứ nền kinh tế nào, không
phải toàn bộ thu nhập của người dân và xã hội đều được tích lũy thành vốn để đưa vào đầu tư XDĐB, mà nó chỉ là một bộ phận của thu nhập dùng vào mục tiêu đầu tư này mà thôi. Bởi vì, sản phẩm của nguồn vốn đầu tư này là ĐB, đây là sản phẩm trung gian. Nếu đầu tư hết thu nhập đã được tích lũy vào ĐB, tức là không còn thu nhập để đầu tư vào sản xuất sản phẩm cuối cùng, thì việc đầu tư phát triển ĐB trở thành vô nghĩa, không có mục đích kinh tế.
- Đặc điểm của vốn đầu tư XDĐB:
+ Cầu về vốn để đầu tư XDĐB là cầu thứ phát. Nhà đầu tư xác định cầu
về vốn đầu tư XDĐB căn cứ vào cầu về quy mô của hệ thống ĐB cần được xây dựng, căn cứ vào điều kiện cụ thể về các giới hạn của công nghệ và thị trường. Hơn nữa, do cầu về đường giao thông phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của một nước, nên cầu về vốn đầu tư XDĐB là cầu thứ phát hay dẫn suất. Bởi vì ĐB không phải là sản phẩm cuối cùng để đi vào tiêu dùng cho đời sống, mà nó chỉ là sản phẩm trung gian. Nhà kinh doanh cần đến ĐB để họ vận chuyển các yếu tố sản xuất, các hàng hóa và dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Người dân cần ĐB vì họ muốn di chuyển địa điểm đạt được sự thuận tiện nhất. Nhà nước cũng cần đến ĐB để có điều kiện thuận tiện hơn trong việc vận chuyển người và phương tiện nhằm thực hiện chức năng xã hội của mình. Nếu không có những nhu cầu trên thì cũng không có cầu về vốn đầu tư XDĐB. Ngược lại, khi cầu của nhà kinh doanh, của người dân và của Nhà nước tăng lên thì cầu về vốn đầu tư XDĐB tăng lên. Với đặc điểm này, người dân và chủ doanh nghiệp phải chấp nhận một chi phí khi sử dụng sản phẩm của vốn đầu tư XDĐB. Nếu chi phí cơ hội cho việc sử dụng đường bộ quá cao, tức là lợi ích thu được từ việc sử dụng ĐB của họ giảm xuống, thì họ sẽ không hoặc ít sử dụng loại sản phẩm này và nếu ngược lại thì họ sẽ sử dụng ĐB nhiều hơn.
+ Vốn đầu tư XDĐB là một lượng rất lớn và có tính dài hạn. Khác với
nói riêng là rất lớn và có tính dài hạn. Tuy hoạt động đầu tư XDĐB cũng gồm ba giai đoạn: chuẩn bị dự án đầu tư, chuẩn bị vốn cho thực hiện dự án và sử dụng vốn thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nhưng nguồn vốn đầu tư để có sản phẩm ĐB là rất lớn. Bởi vì, việc thực hiện một dự án phát triển ĐB diễn ra trên quy mô và phạm vi rộng lớn, cần nhiều loại vật liệu xây dựng trong và ngoài nước. Để có sản phẩm ĐB, nhà đầu tư cần phải có các nguồn lực tài nguyên, vật lực, trí lực với khối lượng công việc rất lớn. Thêm vào đó, sau khi sản phẩm ĐB được hoàn thành, đưa vào sử dụng cũng vẫn phải có những chi phí cần thiết với nguồn vốn lớn để bảo trì, duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp ĐB. Mặt khác, vốn đầu tư XDĐB có tính chất dài hạn. Thời gian sử dụng ĐB sau xây dựng là rất dài. Nhà đầu tư phải mất nhiều năm mới thu hồi được vốn.
Theo tính toán WB, chi phí thực tế cho mỗi km ĐB đạt chuẩn đường ô tô hết 1,8-2,0 triệu USD vào năm 2000 [114]. Ở Hàn Quốc, chi phí xây dựng đại lộ (đường cao tốc) Chonan-Nonsan có chiều dài 80 km/4 làn xe, hoàn thành năm 2002, có giá 18,75 triệu USD/km; nếu tính chi phí cho toàn bộ tuyến đường này thì mất 1,5 tỷ USD. Đây là một nguồn vốn rất lớn [116]… Việc đưa công trình dự án đã hoàn thành vào sử dụng cũng phải mắt nhiều năm mới có thể thu hồi được vốn (thời gian này ở các nước vào khoảng 25 đến 30 năm). Ví dụ, tất cả 69 dự án XDĐB ở Mỹ được thực hiện theo quan hệ đối tác công - tư (PPP) trong giai đoạn 1989-2013 đều xác định thời hạn từ khi công trình đưa vào hoạt động đến khi hoàn vốn là 25 năm [97]; dự án đại lộ Chonan-Nonsan (Hàn Quốc) có thời hạn sử dụng 30 năm (2002-2031).
Vốn đầu tư XDĐB khác với vốn đầu tư vào chứng khoán ở chỗ nhà đầu tư chứng khoán có thể chuyển vốn cho chủ đầu tư khác thông qua thị trường cổ phiếu, trái phiếu; còn nhà đầu tư XDĐB không thể chuyển được như vậy trong thời hạn hợp đồng đầu tư. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư XDĐB dễ gặp rủi ro. Nếu mức lợi nhuận thu được không thỏa đáng, môi trường đầu tư bất ổn định thì động lực của nhà đầu tư cũng bị suy giảm. Bởi
vậy, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì việc mở rộng loại đầu tư này ra công chúng và các nhà đầu tư tư nhân sẽ gặp khó khăn.
+ Sản phẩm của vốn đầu tư XDĐB là hàng hóa công cộng. Đầu tư vào
XDĐB là loại đầu tư tạo ra sản phẩm công cộng. Kinh tế học hiện đại đã có những phân tích và chỉ ra đặc điểm của loại sản phẩm này, phân biệt với sản phẩm tư nhân [49, tr.442-451]. Trong các sản phẩm công cộng còn phân biệt thành hai loại: có thể loại trừ và không loại trừ người sử dụng. Các sản phẩm công cộng như quốc phòng, đèn hải đăng, phát thanh, truyền hình công cộng… là những sản phẩm không loại trừ người sử dụng. Còn sản phẩm hạ tầng GTĐB thuộc loại có thể loại trừ việc sử dụng của một số người trong một điều kiện nhất định. Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO) gọi có thể loại trừ người sử dụng là loại “hàng hóa công cộng không thuần túy” dùng để phân biệt với “hàng hóa công cộng thuần túy” (không loại trừ người sử dụng) [121]. Do đầu tư vào GTĐB thuộc loại hàng hóa công cộng không thuần túy, nên trong một điều kiện nhất định, Nhà nước có thể chuyển việc đầu tư vốn xưa nay chỉ do Nhà nước đảm nhiệm sang các nhà đầu tư tư nhân. Điều này vừa có thể tháo gỡ khó khăn cho ngân sách nhà nước, vừa thúc đẩy phát triển KCHT đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại ngày càng tăng nhanh của xã hội.
Việc xác định đặc điểm của vốn đầu tư XDĐB có ý nghĩa giúp nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn quy mô đầu tư, tạo lập nguồn vốn, phương thức và cơ chế quản lý nguồn vốn hướng đến kết quả tối ưu.
- Phân loại vốn đầu tư XDĐB:
Vốn đầu tư XDĐB có thể được phân chia thành các loại khác nhau tùy theo nguồn hình thành, mục tiêu sử dụng, tính năng của sản phẩm hay phân cấp quản lý. Đến nay, các nước có bốn cách phân chia phổ biến, gồm:
+ Nếu căn cứ vào mục tiêu sử dụng nguồn vốn, thì vốn đầu tư XDĐB
hình thái phi vật chất của GTĐB. Hạ tầng GTĐB mang hình thái vật chất bao gồm các công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn ĐB (bao gồm hệ thống tường phòng vệ, dải phân cách đường, cột cây số, công trình an toàn giao thông, hệ thống thoát nước), trạm thu phí, trạm cân xe, các biển báo, các phương tiện báo hiệu, hệ thống đèn chiếu sáng, các bến bãi và các thiết bị điều khiển giao thông khác… Hạ tầng GTĐB mang hình thái phi vật chất bao gồm các cơ chế, chính sách quản lý hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, môi trường an ninh xã hội gắn với hoạt động GTĐB.
Theo kinh nghiệm các nước, việc đầu tư vào hạ tầng GTĐB mang hình thái phi vật chất thường do Nhà nước đảm nhiệm vì nó gắn liền với tạo môi trường để phát triển GTĐB; còn việc đầu tư vào hạ tầng GTĐB mang hình thái vật chất thì Nhà nước có thể thông qua đa dạng hóa để thu hút thêm vốn từ khu vực tư nhân kể cá trong và ngoài nước để phát triển.
+ Nếu căn cứ vào việc tạo ra tính năng của sản phẩm trong hệ thống kết nối các địa bàn, vùng, miền, thì vốn đầu tư XDĐB được chia thành các
loại: vốn đầu tư vào ĐB, vào cầu ĐB, hầm ĐB và bến phà ĐB. Trong thực tế nếu thuần túy đầu tư vào ĐB mà bỏ qua việc đầu tư vào các bộ phận khác như hầm ĐB, cầu ĐB … để vượt qua các địa hình cần thiết thì cũng không thể có được một hệ thống GTĐB. Do vậy, trong luận án này, tác giả vốn đầu tư XDĐB theo nghĩa đầu tư vào tất cả các bộ phận cấu thành hình thái vật chất của ĐB như đã nêu ở trên.
+ Nếu căn cứ vào phân cấp quản lý, thì vốn đầu tư XDĐB được phân
chia thành nguồn vốn của Trung ương và nguồn vốn của địa phương (tỉnh, TP, huyện, xã). Hiện nay, nhiều nước trên thế giới thường phân chia hệ thống hạ tầng GTĐB thành QL, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Ở Việt Nam, theo phân cấp quản lý trong Luật Giao thông ĐB ban hành năm 2008, thì tuyến QL do Trung ương quản lý; tuyến
đường tỉnh, đường đô thị do tỉnh, TP trực thuộc trung ương quản lý; tuyến đường huyện do huyện quản lý; tuyến đường xã do xã quản lý; và tuyến đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quản lý. Việc phân loại hạ tầng GTĐB như vậy là nhằm xác định trách nhiệm đấu tư xây dựng, bảo dưỡng và quản lý của các cấp chính quyền [55]. Theo phân loại trên, thì vốn đầu tư XDĐB cũng được phân chia theo các cấp quản lý chính quyền. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả chỉ nghiên cứu vốn đầu tư để có các tuyến QL kể cả đường cao tốc do Trung ương quản lý.
+ Nếu căn cứ vào nguồn hình thành, thì vốn XDĐB bao gồm vốn đầu tư
từ khu vực nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vay tín dụng nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước, phát hành trái phiếu chính phủ); vốn đầu tư từ các chủ thể ngoài nhà nước (bao gồm vốn tư nhân hay các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân); vốn đầu tư hỗn hợp, tức là trong một dự án đầu tư có sự tham gia đầu tư của cả nhà nước và các chủ thể ngoài nhà nước. Ở hầu khắp các nước trên thế giới, nguồn vốn đầu tư hỗn hợp giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân được thực hiện thông qua hình thức quan hệ đối tác công - tư (PPP).
Ngoài ra, việc phân loại vốn đầu tư XDĐB còn có thể căn cứ vào tính chất của nguồn vốn đưa vào đầu tư và vào trình tự đầu tư. Theo tính chất đưa vào đầu tư, có vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư vận hành. Vốn đầu tư xây dựng
cơ bản gồm vốn đầu tư trực tiếp vào xây dựng công trình (như cầu, đường, lắp đặt các thiết bị công trình cầu, đường bộ), vốn đầu tư mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí có liên quan, vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. Còn vốn đầu tư vận hành gồm quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, và vốn đầu tư dự phòng. Theo tính chất đầu tư, còn có thể phân chia thành vốn đầu tư xây dựng mới các công trình ĐB; vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình ĐB hiện có; và vốn đầu tư bảo trì hệ thống đường bộ. Theo trình tự đầu tư, thì vốn đầu tư XDĐB bao gồm các loại vốn chuẩn bị dự án
đầu tư, vốn chuẩn bị thực hiện dự án và vốn thực hiện dự án (xây dựng, mua sắm vật tư, thiết bị và chi phí liên quan khác). Việc phân chia này có ý nghĩa làm cho việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này theo một cơ cấu hợp lý, thiết thực và có hiệu quả.