2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
4.2.2. Tăng cường vai trò Nhà nước trong đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
xây dựng đường bộ
xây dựng đường bộ
Khung pháp lý phổ biến cho thực hiện việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào sản xuất và cung ứng hàng hóa cơng cộng ở các nước hiện này là Luật PPP. Nhưng ở Việt Nam hiện này khung pháp lý cao nhất về chỉ mới ở cấp Nghị định. Các hình thức thu hút tư nhân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng đã xuất hiện ở nước ta gần 20 năm, được hoàn thiện dần qua việc chỉnh sửa khung pháp lý.
Trước khi Luật Đấu thầu 2013 ra đời, có một số văn bản pháp luật quy định hoặc ít nhiều đề cập đến việc đầu tư theo hình thức PPP, như: Nghị định 87/1993/NĐ-CP (NĐ 87/1993); NĐ 77/1997; NĐ 62/1998; NĐ 78/2007; NĐ 108/2009… Luật Đấu thầu 2013 đã đưa vào một chương về đầu tư theo hình thức PPP. Trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP (NĐ15) và Nghị định 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (NĐ 30) đã ra đời. Hai Nghị định này là một cặp “song sinh” để đáp ứng yêu cầu mới, tiệm cận với thực tế hơn, mở đường cho việc đẩy mạnh thực hiện PPP. Đây là hai văn bản quy định cụ thể nhất, bước đầu tạo lập mơi trường chính thức cho hoạt động thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ công tại Việt Nam. Sự ra đời của hai Nghị định này đánh dấu một bước ngoặt lớn về thể chế trong hoạt động thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, trước yêu cầu hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba khâu đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI, tiếp