Thứ nhất, quy mô nguồn vốn đầu tư XDĐB ngày một tăng lên
Về quy mô vốn và số dự án: Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn
ĐDH đầu tư được đưa vào XDĐB của cả nước đạt 378.581 tỷ đồng (bảng 3.2), trong đó có 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT. Tính đến tháng 3/2016, cả nước đã hoàn thành, đưa vào khai thác 44 dự án GTĐB theo hình thức đầu tư ĐDH với tổng mức đầu tư 112.018 tỷ đồng. Số dự án đang xây dựng và đang thu hút đầu tư là 75 [8].
Tăng trưởng vốn đầu tư tư nhân: Giai đoạn 2011-2015 quy mô thu hút
vốn tư nhân và các tổ chức vào các dự án ĐDH đã được tăng nhanh với những kết quả rất ấn tượng. Cả nước đã và đang triển khai 62 dự án đầu tư BOT, BT xây dựng quốc lộ với số vốn 121.903 tỷ đồng, cao gấp 33,4 lần so với giai đoạn 2006-2010 với mức tăng trưởng trung bình là 47,8%/năm. Tỷ lệ lượng vốn đầu tư của khu vực này trong tổng vốn đầu tư vào GTĐB đạt 32,2% cao hơn 25,4% so với giai đoạn 2006-2010. Riêng năm 2015, nguồn vốn xã hội hóa từ khu vực tư nhân trong nước là 41.980 tỷ đồng, đáp ứng được 34,8% tổng vốn đầu tư xây dựng quốc lộ. Cơ bản các dự án triển khai đúng và vượt tiến độ, đúng trình tự thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành [72].
Tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực nhà nước: Sự gia tăng của vốn đầu
tư khu vực tư nhân tạo điều kiện để gia tăng đầu tư của khu vực Nhà nước. Trong giai đoạn 2011-2015, lượng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước cho xây
dựng quốc lộ từ 15.909 tỷ đồng tăng lên 45.816 tỷ đồng, gấp 2,9 lần trong 5 năm, mức tăng trưởng bình quân đạt 30,3%/năm. Lượng vốn đầu tư nhà nước đảm đương 48,0% trong tổng vốn đầu tư XDĐB năm 2011 đã giảm xuống còn 40,5% vào năm 2015. Đây là chiều hướng tích cực.
Tăng trưởng vốn ODA cho XDĐB: Lượng vốn ODA trong giai đoạn
2011-2015 cũng chiếm vị trí quan trọng, khoảng trên ¼ tổng lượng vốn đầu tư XDĐB. Trong đó, mức cao nhất vào năm 2015 với lượng vốn là 103.429 tỷ đồng (khoảng 4,7 tỷ USD) đáp ứng 27,3% tổng vốn đầu tư XDĐB. Vốn ODA đầu tư vào 33 dự án, đưa tổng vốn ODA đã được ký kết đến hết năm 2015 là 18,5 tỷ USD cho 133 dự án) [62]. Nhờ những tích cực trong chính sách ĐDH, nguồn vốn ODA đã tăng lên, tiến độ thực hiện các dự án có sử dụng các nguồn vốn này được đẩy nhanh hơn, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và tạo được lòng tin đối với các nhà tài trợ. Các dự án triển khai cơ bản đúng và vượt tiến độ, trình tự thủ tục đầu tư tuân thủ quy định hiện hành (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Tổng vốn đầu tư xây dựng quốc lộ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Vốn đầu tư từ Vốn đầu tư từ Tổng vốn đầu tư khu vực tư nhân Vốn ODA khu vực Nhà
trong nước nước
Năm Số tiền Tăng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ trưởng (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%)(*) (tỷ đồng) (%)(*) (tỷ đồng) (%)(*) (%) 2011 33.151 217,6 8.787 26,5 8.455 25,5 15.909 48,0 2012 47.500 43,3 8.005 16,9 15.344 32,3 24.151 50,8 2013 66.337 39,7 21.761 32,8 16.630 25,1 27.946 42,1 2014 110.797 83,3 41.370 37,3 30.000 27,1 39.497 35,6 2015 120.796 9,0 41.980 34,8 103.429 27,3 45.818 37,9 Tổng số 378.581 63,2 121.903 32,2 103.429 27,3 153.321 40,5 Nguồn: [8]; [9]; [10].
Kết quả ĐDH đầu tư các tuyến đường tỉnh, huyện, xã: Bên cạnh việc
ĐDH xây dựng hệ thống quốc lộ, việc tiến hành ĐDH vốn đầu tư XDĐB cũng được triển khai trên một số tuyến các đường tỉnh và huyện. Còn các tuyến đường cấp xã, thôn thì chủ yếu áp dụng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong các Chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo Bộ Giao thông Vận tải, bình quân vốn bằng tiền dành cho giao thông nông thôn giai đoạn 2010-2015 của cả nước là 35.077,5 tỷ đồng /năm (cao gấp hơn 3 lần so với bình quân giai đoạn 2001- 2010), trong đó Ngân sách trung ương hỗ trợ 28%, Ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố 43,3%, vốn ODA cho các địa phương (trong đó phần lớn là không hoàn lại) 3,2%, vốn khác 7,4% và vốn xã hội hóa 18,1%. Ngoài vốn, trong giai đoạn này, việc ĐDH giao thông nông thôn còn thông qua đóng góp của người dân như hiến tặng không bồi thường 3.309 ha đất để xây dựng đường, tham gia lao động công ích 7,8 triệu công lao động. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cả nước đã huy động sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và trao tặng của các cấp chính quyền để xây dựng đường giao thông nông thôn với hàng chục triệu tấn xi măng, nhiều m3 cát, đá, sỏi và các loại vật liệu tại chỗ để xây dựng đường giao thông nông thôn [6].
Kết quả vận động của dòng vốn đầu tư ĐDH: Trong giai đoạn 2011-
2015, đã có sự gia tăng nhanh hơn vốn đầu tư của khu vực tư nhân so với các vốn đầu tư của khu vực nhà nước cho XDĐB. Hình 3.1 mô tả xu hướng gia tăng của vốn đầu tư tư nhân trong tương quan với gia tăng vốn đầu tư khu vực nhà nước và vốn ODA. Nó cho thấy, năm 2011-2012 khoảng cách giữa lượng vốn tư nhân và vốn nhà nước tương đối xa, trong đó lượng vốn tư nhân chỉ bằng hơn một nửa vốn nhà nước; nhưng nhờ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nên đến năm 2014-2015 lượng vốn tư nhân đã sát mức nguồn vốn nhà nước. Đây là một hướng phát triển tích cực.
Hình 3.1: Tình hình gia tăng của vốn đầu tư tư nhân trong các dự án xây dựng đường quốc lộ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Nguồn: [8]; [9]; [10].
Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDĐB đa dạng hơn so với trước Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào XDĐB (do Bộ GTVT quản lý) chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng chỉ có một tỷ trọng khá nhỏ là dưới 4% trong cơ cấu vốn. Đầu tư vào lĩnh vực này có nhà nước, tư nhân trong nước, vốn ODA (vốn vay ưu đãi) do Nhà nước quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện của người dân.
Hình 3.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Người dân có nhiều cách đóng góp cho XDĐB không chỉ bằng tiền, mà còn đóng góp bằng hiến đất làm đường và đóng góp công sức. Những đóng góp này khó lượng hóa được, nên tác giả không có con số thống kê. Việc phân tích kết quả về cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDĐB của cả nước giai đoạn 2010- 2015, chỉ giới hạn ở 3 bộ phận nguồn vốn là vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, vốn ODA và vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước được tổng hợp tại bảng 3.2 và minh họa trong hình 3.2.
Nếu năm 2011 nguồn vốn khu vực Nhà nước chiếm 48,0%, khu vực tư nhân 26,5% và vốn ODA 25,5%, thì đến năm 2015 tỷ lệ này là 37,9%; 38,4% và 27,3% (hình 3.3). Vốn đầu tư XDĐB từ khu vực tư nhân đã được kích hoạt tương đối mạnh mẽ. Nhà đầu tư tư nhân đã tìm thấy động lực chia sẻ với gánh nặng của ngân sách Nhà nước trong đầu tư vào sản phẩm công cộng.
Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn đa dạng hóa trong tổng vốn xây dựng đường quốc lộ ở Việt Nam năm 2011 và 2015
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Về cơ cấu theo vốn chủ sở hữu: Vốn khu vực Nhà nước chủ yếu được
huy động từ ba nguồn bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong giai đoạn 2011- 2015, mức tăng chung của vốn nhà nước gấp 3,2 lần, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước tăng gần 2 lần; vốn trái phiếu chính phủ tăng 3,3 lần và vốn ODA tăng 3,9 lần. Nguồn vốn ODA có mức tăng mạnh nhất, từ 8.455 tỷ đồng năm 2011 lên 103.429 tỷ đồng vào năm 2015 (bảng 3.3).
Bảng 3.3: Nguồn vốn của các chủ đầu tư xây dựng đường quốc lộ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tổng số Năm Năm Năm Năm Năm
2011 2012 2013 2014 2015