Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo môi trường thuận lợi để đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 136 - 138)

2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân

4.2.2.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo môi trường thuận lợi để đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ

xây dựng đường bộ

4.2.2.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo mơi trường thuận lợi để đadạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ

Khung pháp lý phổ biến cho thực hiện việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng ở các nước hiện này là Luật PPP. Nhưng ở Việt Nam hiện này khung pháp lý cao nhất về chỉ mới ở cấp Nghị định. Các hình thức thu hút tư nhân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng đã xuất hiện ở nước ta gần 20 năm, được hoàn thiện dần qua việc chỉnh sửa khung pháp lý.

Trước khi Luật Đấu thầu 2013 ra đời, có một số văn bản pháp luật quy định hoặc ít nhiều đề cập đến việc đầu tư theo hình thức PPP, như: Nghị định 87/1993/NĐ-CP (NĐ 87/1993); NĐ 77/1997; NĐ 62/1998; NĐ 78/2007; NĐ 108/2009… Luật Đấu thầu 2013 đã đưa vào một chương về đầu tư theo hình thức PPP. Trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP (NĐ15) và Nghị định 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (NĐ 30) đã ra đời. Hai Nghị định này là một cặp “song sinh” để đáp ứng yêu cầu mới, tiệm cận với thực tế hơn, mở đường cho việc đẩy mạnh thực hiện PPP. Đây là hai văn bản quy định cụ thể nhất, bước đầu tạo lập mơi trường chính thức cho hoạt động thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ công tại Việt Nam. Sự ra đời của hai Nghị định này đánh dấu một bước ngoặt lớn về thể chế trong hoạt động thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, trước yêu cầu hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba khâu đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI, tiếp

tục khẳng định tại Đại hội XII của Đảng, thì việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong xã hội để mở rộng đầu tư phải được ưu tiên. Mặc dù cho đến nay đã rất chủ động trong việc ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện hai Nghị định về PPP nêu trên, nhưng việc thu hút sự tham gia của tư nhân và các doanh nghiệp đầu tư vào XDĐB cịn chậm. Khơng ít nhà đầu tư vẫn trong tâm lý e ngại do PPP là cách làm mới. Bởi vì cấp pháp lý cao nhất về PPP tại Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở cấp Nghị định, trong khi đó có những vấn đề chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản cấp luật chuyên ngành mà thực tế khi thực hiện khó triển khai (như quản lý phần vốn ngân sách góp trong các dự án đầu tư theo hình thức ĐDH…). Đây là quan ngại lớn của các nhà đầu tư.

Để việc ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở nước ta trở thành một thị trường đầy đủ, đã đến lúc phải thay đổi tư duy về quyền lực, vai trò là Nhà nước kiến tạo, chứ không phải Nhà nước “xin-cho”; phải cụ thể hóa bằng hành động, ngay từ khâu xây dựng chính sách PPP. Cần tổng kết kinh nghiệm trong nước và kết hợp với kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và ban hành Luật về đầu tư theo hình thức ĐDH nhằm tạo cơ sở pháp lý cao nhất, thống nhất, đồng bộ cho hoạt động xã hội hóa các lĩnh vực nói chung và ĐDH đầu tư XDĐB nói riêng.

Đồng thời, cần rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng để bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, tránh tình trạng khập khiễng giữa các Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước. Phải ban hành kịp thời và bảo đảm tính ổn định các nghị định hướng dẫn luật, thông tư hướng dẫn các nghị định, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các văn bản luật, giữa văn bản luật với các nghị định, giữa nghị định với thơng tư hướng dẫn và tránh tình trạng phải thường xuyên bổ sung, thay đổi như thời gian qua.

Cần tiếp tục nghiên cứu để đồng bộ hóa hệ thống pháp luật (đặc biệt là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai; Luật Ngân sách nhà nước, ban hành Luật Đầu tư công) về phân cấp, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, đầu tư xây dựng cơng trình

đường bộ nói riêng. Kiên quyết khơng bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư không phù hợp; Chuyển đổi hình thức đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn; Phân quyền, phân cấp quản lý đi kèm với phân cấp trách nhiệm... cần phải được đẩy mạnh. Đặc biệt, trong Luật Xây dựng cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu về quản lý dự án, ai có sai phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w