Kinh nghiệm về thực hiện quan hệ đối tác công-tư trong đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 72 - 77)

dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ của Hàn Quốc

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, vào đầu những năm 1990, Hàn Quốc đã vấp phải sự thiếu hụt trầm trọng KCHT GTĐB. Trong khi đó, khả năng ngân sách nhà nước chỉ có hạn và khan hiếm. Bởi vậy, năm 1994, chính phủ Hàn Quốc chính thức ban hành Đạo luật số 4773 về đầu tư tư nhân

trong KCHT (viết tắt là Đạo luật PPP).

Đây là khuôn khổ pháp lý đầu tiên nhằm khuyến khích, thúc đẩy tham gia của tư nhân trong đầu tư xây dựng KCHT. Các dự án PPP Hàn Quốc được chia thành hai loại: Loại I là các dự án hạ tầng chiến lược như đường giao thông (đường bộ, đường sắt, tàu điện ngầm, bến cảng, sân bay), cung cấp nước, viễn thông; Loại II là các dự án khác liên quan các dự án KCHT như cung cấp khí đốt, bến xe, nhà máy điện v.v… Khu vực tư nhân chỉ được quyền sở hữu trong các dự án loại II. Các dự án thuộc loại I như XDĐB chỉ

được thực hiện qua hợp đồng BTO, trong khi các dự án loại II nếu đủ điều kiện

thì được tùy chọn thêm cả các hợp đồng khác như BOT, BOO với điều kiện nhà nước hoặc chính quyền địa phương tham gia dưới 50% vốn. Các tiêu chí về thời gian nhượng quyền, phí sử dụng, hỗ trợ của Chính phủ và q trình thực hiện dự án được thiết lập. Tuy nhiên, do không lường hết các rủi ro trong thực tế nên chính sách PPP đầu tiên đã khơng mấy thành cơng, trong khi đó chính phủ phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, nên cả nước chỉ thực hiện được 5/40 mục tiêu KCHT [125].

Để kích thích nền kinh tế, kích thích đầu tư trực tiếp nước ngồi, để nâng cấp xếp hạng tín dụng quốc gia và vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, tháng 12/1998 Chính phủ đã ban hành Đạo luật mới về PPP gọi là “Đạo luật về

sự tham gia tư nhân trong KCHT” [104]. Mục đích của Đạo luật nhằm loại bỏ

những hạn chế đối với đầu tư tư nhân, bãi bỏ việc phân loại trước đây của các dự án KCHT; đồng thời, cung cấp các ưu đãi mới đối với các nhà đầu tư tư nhân. Theo Đạo luật này, Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm đầu tư KCHT tư nhân của Hàn Quốc (PICKO) với tư cách là một đơn vị đặc biệt, có mục tiêu cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân. Nhiệm vụ của nó là chuẩn bị nghiên cứu khả thi và đấu thầu PPI, xem xét lại các nghiên cứu và đánh giá hồ sơ dự thầu, đàm phán và ký kết thỏa thuận chuyển nhượng. Chính phủ chuẩn bị một kế hoạch 10 năm với các dự án PPI mong muốn. Trong đó, quy định các điều khoản và điều kiện đầu tư, vận hành và bảo trì cơ sở vật chất cũng như các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ. Điều chỉnh theo luật mới đối với các dự án liên quan đến phát triển hạ tầng đường cao tốc và QL mà chính quyền trung ương và địa phương đã ký kết trước đây. Nhờ cải thiện môi trường đầu tư mà số lượng và chất lượng hạ tầng giao thông nhất là đường cao tốc và QL của Hàn Quốc đã tăng lên khá nhanh.

Nhưng việc xây dựng vẫn không theo kịp sự “tràn ngập” của ô tô và xe tải trên đường bộ. Trước áp lực này, chính phủ Hàn Quốc quyết định sửa đổi

Đạo luật PPP số 7386, ngày 27/1/ 2005. Mục đích của việc sửa đổi nhằm

khuyến khích sự sáng tạo và hiệu quả trong các KCHT, thông qua việc thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân. Các biện pháp mới được Chính phủ đưa ra nhằm mở rộng phạm vi hỗ trợ, phục hồi năng lực dự án đầu tư tư nhân, nâng mức bảo hiểm đối với các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển thực hiện theo hình thức BTO. Thiết lập một quỹ KCHT, bảo đảm giá trị đồng tiền cho tất cả các dự án PPI, đơn giản hóa các thủ tục bắt buộc và thành lập Trung tâm quản lý đầu tư hạ tầng tư nhân (PIMAC) thuộc Viện phát triển Hàn Quốc nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong các lĩnh vực khác nhau của dự án PPI, hỗ trợ cho việc đàm phán và ký kết các thỏa thuận nhượng quyền. Kể từ năm 2007, Chính phủ cịn quy định bắt buộc bồi thường đối với chi phí chuẩn bị dự án để tăng tính cạnh tranh và có nhiều lựa chọn hơn. Đến nay, Đạo luật PPP của Hàn Quốc đã nhiều lần sửa đổi, gần đây nhất là sửa đổi vào ngày 29/12/2009 (Luật số 9824) [104]. Những quy định mới trong Đạo luật

PPP của Hàn Quốc đã gỡ bỏ những hạn chế trước đây và đưa ra nhiều quy định mới nhằm ưu đãi các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các biện pháp tài chính, chống rủi ro và các biện pháp hành chính để hỗ trợ các nhà đầu tư. Điểm nổi bật trong Đạo luật này:

Một là, thiết kế một khuôn khổ pháp lý theo hướng tạo sức hấp dẫn đối

với nhà đầu tư tư nhân, như đưa ra một gói tài chính làm phương tiện hỗ trợ, bao gồm miễn thuế giá trị gia tăng 10% đối với các dự án BTO, BOT và BTL, đảm bảo cho nhà đầu tư một doanh thu tối thiểu bằng các bảo lãnh của Chính phủ lên đến 90% của doanh thu hoạt động, bảo lãnh rủi ro ngoại hối bằng cách bồi thường thiệt hại do biến động tỷ giá hối đối. Để kích thích tính tích cực của các nhà đầu tư, Chính phủ quy định khi rủi ro vượt quá 20% thua lỗ, người được nhượng quyền có thể được hưởng lợi từ quy định cho phù hợp (như sửa đổi mức thuế, trợ cấp chính phủ hoặc điều chỉnh thời gian chuyển nhượng) [125]. Miễn việc mua và đăng ký thuế khi thu hồi đất đối với dự án BTO. Trao thưởng bằng tiền cho các cơng trình hồn thành sớm hoặc hoặc

xây dựng có chi phí thấp hơn. Mua lại dự án PPP trong trường hợp chấm dứt nhượng quyền do "bất khả kháng" hoặc phá sản. Nhà nước hoặc chính quyền địa phương có thể cho vay công cộng và bảo lãnh vốn vay đối với người được nhượng quyền bằng cách lập ra quỹ bảo lãnh tín dụng KCHT; có thể trợ cấp hoặc cho vay dài hạn cho người được nhượng quyền. Bảo đảm quyền lợi tối đa về doanh thu hoạt động cho các dự án nếu nhà nước hoặc chính quyền địa phương mua khi được yêu cầu trong trường hợp cụ thể. Nhà đầu tư tư nhân có thể có các nguồn thu khác khi thực hiện các dự án bổ sung cùng với các cơng trình đang đầu tư.

Ngồi ra, luật PPP của Hàn Quốc còn quy định việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ phi tài chính để thúc đẩy PPP, ví dụ: bãi bỏ quy định hạn chế về quyền sở hữu đối với các dự án tham gia của tư nhân trong KCHT (PPI). Mặc dù hệ thống pháp luật Hàn Quốc ban đầu khơng cho phép khu vực tư nhân có được quyền sở hữu về tài sản công cộng, một biện pháp rất đặc biệt đã được thực hiện ở nước này là quyền sử dụng các tiện nghi như là một quyền tài sản (sở hữu hoặc cho thuê) làm cho nó dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư dự án để huy động vốn. Chính phủ hỗ trợ việc mua lại các trang web dự án nếu cần thiết. Các chính quyền địa phương có thể thay mặt cho một công ty dự án mua đất. Biện pháp hỗ trợ này giúp làm giảm chi phí của dự án và tăng tốc q trình thực hiện, được nhà đầu tư tư nhân đánh giá cao.

Nhờ chế độ PPP được cải thiện, quy mơ tài chính của các dự án PPI XDĐB tại Hàn Quốc tăng đáng kể, theo đó quỹ đầu tư công cho KCHT quốc gia cũng tăng theo. Năm 2013, nguồn quỹ cho mục tiêu này của Hàn Quốc đã lên 4,61 tỷ USD, đứng vị trí thứ 8 trong 30 quốc gia có Quỹ đầu tư cơng KCHT lớn nhất trong năm này [109].

Hai là, đồng bộ hóa cơ cấu tổ chức thực hiện PPP với sự phối hợp của

các cơ quan chuyên ngành và tổ chức tư vấn. Từ lần ban hành năm 1998, Đạo luật PPP và các Nghị định thực thi điều chỉnh việc mua sắm của các dự án

PPP và một "Kế hoạch cơ bản cho PPP" (Basic Plan for PPP), trong đó quy định chi tiết việc thực hiện và vai trò của các bên liên quan. Cơ cấu tổ chức có nhiệm vụ cung cấp các chi tiết về lựa chọn dự án và đấu thầu; phác thảo các thủ tục thực hiện dự án và quy định thời gian tối đa của mỗi quy trình cũng như các nội dung để đưa vào đề xuất.

Chính phủ đưa ra một kế hoạch hàng năm để cung cấp tiêu chí lựa chọn và cung cấp các nguyên tắc cho từng dự án PPI. Quy định trong vòng một năm, các nhà chức trách phải công bố một kế hoạch đầu tư tư nhân cơ bản cho từng dự án. Quy định 7 yêu cầu chính của đề án gồm số tiền và thời gian đầu tư, chi tiết xây dựng, điều kiện của người được nhượng quyền, các phương pháp được sử dụng (BOT, BTO, BOO…), trợ cấp, thông tin về hoạt động, và bảo trì và các yêu cầu đủ điều kiện cho người được nhượng quyền.

Các cơ quan thực hiện chỉ định và quản lý các dự án PPI gồm: Chính phủ mà trực tiếp quản lý là Bộ kế hoạch và ngân sách, bộ phận điều hành là Ban Dự án đầu tư tư nhân, Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ kế hoạch và ngân sách (PIPC), đơn vị tư vấn PIMAC; các bộ chuyên ngành trong đó có Bộ Xây dựng và GTVT, và chính quyền địa phương. Trong cơ cấu này, PIMAC là một tổ chức đặc biệt có chức năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong các lĩnh vực khác nhau của dự án PPI (việc nghiên cứu tính khả thi của dự án không được yêu cầu là tùy thuộc vào đánh giá của tổ chức trung ương này); hỗ trợ cho việc đàm phán và ký kết các thỏa thuận được nhượng quyền (việc làm này đã được các nhà đầu tư nước ngồi đánh giá cao, vì họ khơng quen thuộc với ngơn ngữ Hàn Quốc và hệ thống địa phương).

Quỹ bảo lãnh đầu tư hạ tầng cho các dự án PPP của Hàn Quốc (KICGF) được thành lập dựa trên cơ sở kết hợp tài trợ của các nguồn trực tiếp của chính phủ, phí MRG, phí bảo lãnh và các khoản vay ngân hàng. Nó cung cấp bảo lãnh cho các khoản nợ hoặc các khoản thu trong các dự án PPP lên đến khoảng 200 triệu USD mỗi dự án.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w