Khái quát về quá trình phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trước năm

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 79 - 81)

TRƯỚC NĂM 2011

3.1.1. Khái quát về quá trình phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trước năm 2011 Nam trước năm 2011

Nhận thức về tầm quan trọng của KCHT giao thông, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Giao thơng là mạch máu của tổ chức. Giao thơng tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thơng xấu thì các việc đình trệ” [43, tr.179]. Riêng với lĩnh vực GTĐB, thì Người chỉ ra: “Cầu đường là mạch máu của một nước... Cầu đường tốt thì nhiều việc dễ dàng và thuận lợi hơn. Vì vậy, làm cầu đường cũng như một chiến dịch. Người làm cầu đường cũng như là chiến sỹ” [5, tr.49]. Theo đó, tư tưởng “Giao thơng đi trước mở đường” đã được hình thành ở nước ta và đi vào cuộc sống kể từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong các thời kỳ đấu tranh chống xâm lược, mặc dù nguồn lực quốc gia thiếu thốn trầm trọng, nhưng, Đảng và Nhà nước vẫn một mặt chắt chiu từng đồng vốn, từng khoản viện trợ, mặt khác kêu gọi đóng góp về sức lực và tiền của trong nhân dân để mở những con đường, làm cầu bảo đảm cho việc vận chuyển người, vũ khí và nhu yếu phẩm ra tiền tuyến, góp phần đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Sự vươn dài của hệ thống GTĐB với nhiều kỳ tích mở đường thắng lợi trong những năm gian khổ kháng chiến đã ghi đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Kỳ tích đường Trường Sơn với chiều dài hàng ngàn km đường bộ vượt qua nhiều địa hình hiểm trở từ Bắc vào Nam là một bằng chứng thực tế về sự quyết tâm “đi trước mở đường” trong bối cảnh bộn bề nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cực kỳ khó khăn.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng và Nhà nước lại tiếp tục dành nhiều ưu tiên đầu tư cho phát triển GTĐB để sớm vượt

qua tình trạng bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và từ sự năng động của doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cịn tích cực tìm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi thơng qua các chương trình tiếp nhận viện trợ, đi vay và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển GTĐB. Bên cạnh đó, Đàng và Chính phủ đã phát động phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong phát triển đường giao thông. Phong trào đã lôi cuốn hàng triệu người góp tiền, hiến đất, góp sức làm đường giao thơng nơng thơn. Khơng ít cá nhân và tổ chức đã tham gia vào việc kiểm tra, giám sát việc thi cơng để bảo đảm cơng trình GTĐB đúng tiến độ và có chất lượng. Các phong trào làm đường giao thơng đã tạo được sự đồng thuận, sự hưởng ứng tích cực của đơng đảo người dân từ Bắc chí Nam. Đã xuất hiện nhiều tấm gương cá nhân và tập thể đóng góp cho sự nghiệp phát triển GTĐB.

Nhờ nhiều nỗ lực, đến hết năm 2010, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng 188.744 km đường bộ các loại, trong đó đường nhựa và đường bê tông nhựa là 93.535 km (Trung ương quản lý 15.085 km và địa phương quản lý 78.450 km) (bảng 3.1). GTĐB đã góp phần quan trọng trong quá trình tạo nên mức tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước suốt 25 năm qua.

Bảng 3.1: Năng lực hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam năm 2010

Đơn vị tính: km

Chia ra (km)

Tổng số Trung Tỉnh, TP Quận,

(km) ương quản lý huyện

quản lý quản lý

Tổng số 188744 15370 36590 13689

Nhựa và bê tông nhựa 93535 15085 27976 50474

Đường đá 7044 1830 5213

Đường cấp phối 34879 285 4175 30419

Đường đất (km) 53286 2609 50678

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w