Kinh nghiệm về đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ của Trung Quốc

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 70 - 72)

của Trung Quốc

Vốn đầu tư cho xây dựng và bảo trì ĐB ở Trung Quốc là kết quả của sự kết hợp giữa Chính phủ và các nguồn thương mại. Chính phủ áp dụng mức thuế 10% khi mua các loại xe và thuế tiêu thụ đặc biệt để phát triển các dự án ĐB. Việc thu phí rộng rãi đã kích hoạt nhanh chóng mở rộng hệ thống ĐB của nước này trong vòng hai thập kỷ qua. Từ năm 2009, một cuộc cải cách thuế nhiên liệu bãi bỏ lệ phí bảo trì ĐB có hiệu lực. Từ tháng 11/2011, Trung Quốc chính thức cho phép một số tỉnh (như Chiết Giang, Quảng Đông, và 2 thành

phố lớn là Thượng Hải và Thâm Quyến) phát hành trái phiếu địa phương kỳ hạn từ 3 - 5 năm. Thông qua công cụ trái phiếu để các địa phương huy động một lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển GTĐB.

Trung Quốc đã áp dụng chính sách tạo nguồn vốn từ thuế tiêu thụ các sản phẩm dầu lửa thay thế cho các lệ phí bảo trì đường bộ kể từ năm 2009 để tạo nguồn kinh phí ổn định cho xây dựng và bảo trì ĐB của nước này.

Theo Luật quốc lộ của Trung Quốc (Quốc lộ Luật), vốn đầu tư XDĐB có thể được huy động từ: (i) Phân bổ được thực hiện bởi các cấp của chính phủ, bao gồm cả những nguồn từ các quỹ đặc biệt thu được thông qua thuế; (ii) Vay từ các ngân hàng trong và ngoài nước hoặc Chính phủ nước ngoài; (iii) Đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước hoặc nước ngoài; (iv) Huy động từ các doanh nghiệp, cá nhân để xây dựng đường cao tốc (phải trên cơ sở tự nguyện theo quy định của Luật quốc lộ); và (v) Nguồn vốn huy động thông qua các phương tiện khác phù hợp với pháp luật hoặc quy định của Hội đồng Nhà nước.

Phí là yêu cầu của pháp luật khi sử dụng tất cả các đường cao tốc. Theo Luật quốc lộ, sau khi phê duyệt, các đường cao tốc được xây dựng bằng vốn vay, vốn huy động từ các doanh nghiệp, cá nhân và đầu tư của tổ chức được phép thu phí. Thuế qua trạm được sử dụng rộng rãi và là nguồn tài chính rất quan trọng kích hoạt nhanh việc mở rộng hệ thống ĐB. Ở Trung Quốc, chỉ có một phần nhỏ vốn đầu tư XDĐB là được cung cấp bởi ngân sách của chính quyền Trung ương.

Theo Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, tổng lệ phí bảo trì ĐB (RMFs) trong năm 2012 là 1112.49 tỷ nhân dân tệ (khoảng 183,93 tỷ USD) dành cho đầu tư xây dựng đường cao tốc trên toàn quốc. Chỉ có 1,8% tổng nguồn vốn được huy động từ ngân sách chính phủ và 17% từ doanh thu thuế mua xe. Chính quyền địa phương tự chủ về tài chính tính là 33%, cho vay trong nước 36,4%, trong và ngoài nước đầu tư 0,4% [88].

Giới hạn về độ dài của thu thu phí cầu đường phải được chính phủ chấp thuận và được giới hạn theo pháp luật với một thời gian tối đa: (i) Đối với đường cao tốc chính phủ trả nợ vay là 15 năm, có thể được mở rộng đến 20 năm đối với các đường cao tốc nằm ở một tỉnh miền Trung hay miền Tây. (ii) Đối với đường cao tốc hoạt động thương mại là 25 năm, có thể được mở rộng đến 30 năm đối với các đường cao tốc nằm trong một tỉnh miền Trung hay miền Tây. Thuế mua xe là một loại thuế đặc biệt áp dụng từ ngày 1/1/2001 và là nguồn tài trợ ổn định dành riêng cho các dự án phát triển ĐB. Các loại xe thuộc diện chịu thuế 10% theo giá tính thuế và chỉ thu 1 lần bao gồm xe ô tô, xe máy, xe điện, xe kéo và xe vận tải cho nông nghiệp. Năm 2013, nguồn thu từ thuế này là 259,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 42,9 tỷ USD). Tháng 1/2009, thuế sử dụng nhiên liệu được cải cách có hiệu lực theo hướng mức tăng lên khoảng 0,13 USD cho mỗi lít xăng, 0,12 USD cho động cơ diesel và số tiền tương ứng cho các sản phẩm dầu mỏ khác do nhu cầu về dầu mỏ tăng lên và vấn đề môi trường... [88].

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w