đường bộ
Để thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB, ngoài các điều kiện về tự nhiên khơng thể khơng tính đến trong xây dựng KCHT, cần có các điều kiện liên quan trực tiếp đến mơi trường đầu tư, lợi ích kinh tế của các chủ đầu tư và người sử dụng dịch vụ. Cụ thể là:
Thứ nhất, tính đồng bộ và hiệu lực của thể chế kinh tế
Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh
doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế. Do việc ĐDH vốn đầu tư XDĐB được thực hiện trong nền kinh tế thị trường, nên tính đồng bộ và tính hiệu lực của thể chế kinh tế thị trường phải là điều kiện tiên quyết.
Tính đồng bộ của thể chế kinh tế thị trường được thể hiện ở mức độ đầy đủ và nhất quán giữa các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường. Cụ thể là các quy tắc về hành vi kinh tế giữa các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường; cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn; và phải phát triển đồng bộ các loại thị trường. Trong đó, tính đồng bộ của thể chế thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB phải được coi trọng.
Tính hiệu lực của thể chế kinh tế thị trường được thể hiện ở giá trị pháp lý của thể chế ràng buộc các bên tham gia thị trường phải tuân thủ. Trong ĐDH vốn đầu tư XDĐB, tính hiệu lực của Hợp đồng dự án là giá trị pháp lý quan trọng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.
Trong thể chế để ĐDH vốn đầu tư XDĐB, chính phủ có vai trị rất quan trọng bởi vì chính phủ là cơ quan thay mặt nhà nước thiết lập những điều kiện về môi trường đầu tư, điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính cho các nhà đầu tư tham gia vào XDĐB. Chính phủ là cơ quan thiết lập khung pháp lý cho ĐDH vốn đầu tư XDĐB, thành lập cơ quan giám sát và hợp tác và tham gia trong suốt vòng đời dự án đáp ứng các mục tiêu. Thực tiễn cho thấy, một khung pháp lý đầy đủ và minh bạch là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo dự án hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng. Nếu năng lực thực thi các cam kết của chính phủ kém, thiếu các quy định pháp lý cần thiết, thiếu công khai minh bạch trong đấu thấu dự án thì nhà đầu tư sẽ thờ ơ với việc đưa vốn đầu tư và hợp đồng dự án; và nếu họ đã tiến hành đầu tư thì chất
lượng dự án cũng khó đạt được như kỳ vọng. Tính đồng bộ và hiệu lực của các điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và chất lượng ĐDH vốn đầu tư XDĐB.
Thứ hai, năng lực lựa chọn hình thức và đối tác đầu tư
Trong ĐDH vốn đầu tư XDĐB, có nhiều hình thức đầu tư như đầu tư của kinh tế nhà nước, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước và cũng có thể thơng qua đóng góp tự nguyện của cộng đồng. Năng lực quản lý của cơ quan nhà nước trong việc lựa chọn hình thức đầu tư cho một dự án XDĐB cụ thể có ảnh hưởng rất quan trọng chất lượng và tính hiệu quả của dự án. Chẳng hạn, nếu một dự án ĐB mà sản phẩm của nó khơng loại trừ người sử dụng và lại tuyệt đối cần thiết cho phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mà lựa chọn hình thức PPP theo cơ chế hiện hành thì nhất định không thể thành công. Hay nếu dự án đường giao thơng nơng thơn được lựa chọn theo hình thức người dân và doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp tự nguyện tiền, của, cơng sức thì sẽ thích hợp hơn so với lựa chọn hình thức đầu tư khác.
Trong mỗi hình thức đầu tư, việc lựa chọn đối tác đầu tư cũng là một điều kiện rất quan trọng cho sự thành cơng của dự án. Bởi vì khi tham gia dự án, đối tác đầu tư có trách nhiệm tạo lập vốn, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ cho đến khi kết thúc thời gian Hợp đồng. Việc lựa chọn đối tác đầu tư có liên quan đến đấu thầu và quy trình thực hiện nó. Nếu việc đấu thầu không được công khai, minh bạch, không được diễn ra trong cạnh tranh, thiếu cơng bằng, khơng có tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu của nhà nước thì khơng thể lựa chọn được nhà đầu tư thật sự có năng lực, do đó khơng thể tránh khỏi những trục trặc trong tổ chức xây dựng và sử dụng dự án. Điều kiện này càng trở nên quan trọng đối với các dự án PPP.
Thứ ba, mức độ phân bổ rủi ro của dự án
Do đặc điểm của dự án XDĐB là quy mô vốn đầu tư lớn và thời gian thực hiện dự án phải kéo dài, các chi phí vận hành và bảo dưỡng biến động khó xác định nên hiệu quả thấp. Riêng đối với các dự án PPP còn phải lại mất
một thời gian dài để hoàn vốn và để có lợi nhuận cho nhà đầu tư (thường kéo dài 20-25 năm). Trong suốt thời gian dài của dự án, có nhiều rủi ro tiềm tàng. Theo các nghiên cứu, khi triển khai một dự án ĐB có thể gặp hai loại rủi ro: “rủi ro hệ thống” và “rủi ro phi hệ thống”. Rủi ro hệ thống là những rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của những người tham gia dự án, bao gồm rủi ro chính trị, pháp lý, kinh tế và môi trường. Rủi ro phi hệ thống liên quan đến bản thân dự án, như rủi ro xây dựng, thiết kế, vận hành, tài chính và doanh thu (Merna và Smith, 1996). Một trong những rủi ro thường gặp nhất trong các dự án ĐB là rủi ro thâm dụng vốn, tức là mức đầu tư thực tế thường lớn hơn mức dự kiến đầu tư ban đầu, xuất hiện chi phí vượt trội. Thêm vào đó, trong q trình đưa cơng trình vào khai thác, vận hành, nhà đầu tư cũng có thể gặp những rủi ro bất thường do tác động bởi thiên nhiên, mưa, lũ phá hoại...
Việc phân bổ và chia sẻ rủi ro trở nên cần thiết đối với nhà đầu tư. Họ muốn chia sẻ rủi ro với các đối tác có trang bị tốt, muốn bảo vệ mình khỏi các rủi ro vượt tầm kiểm soát và yên tâm khi các rủi ro tiềm tàng được ĐDH. Nếu những mong muốn này khơng được chia sẻ hợp lý thì cũng khơng thể tạo sức hấp dẫn của dự án và cũng làm cho các cố gắng trong việc tạo lập các điều kiện khác mất tác dụng.
Thứ tư, mức độ tài trợ cho dự án
Do dự án XDĐB là sản xuất sản phẩm cơng cộng có vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm, nên việc tài trợ của chính phủ cho dự án là không thể thiếu và là điều kiện cần thiết để tăng tính khả thi. Những tài trợ cho dự án ĐB thường được các nước áp dụng là tài trợ tài chính (bao gồm “vốn mồi”, vốn chủ sở hữu và nợ), tài trợ về kỹ thuật và tài trợ trong vận hành. tài chính thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Ngồi ra, chính phủ cịn phải kết hợp với tài trợ cho các rủi ro xảy ra trong thời gian hợp đồng dự án. Cấu trúc tài trợ càng hợp lý và mức độ cam kết tài trợ cùng với tính hiệu lực của nó càng cao thì càng có điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB.
Ngồi ra, mức độ thành cơng của q trình ĐDH vốn đầu tư XDĐB cịn phụ thuộc vào các điều kiện khác như: mức độ ổn định và sức phát triển của thị trường tài chính và thị trường tiền tệ, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước, của Ban quản lý và của chủ kinh doanh dự án. Trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động trong xây dựng và vận hành dự án cũng là điều kiện quan trọng cho sự thành công của dự án đầu tư XDĐB.