2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
4.2.1.2. Nâng cao năng lực dự báo, chiến lược và quy hoạch đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư để ĐDH việc XDĐB, đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư PPP và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Quy hoạch cần xác định rõ kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư ĐDH, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn nhà nước (trong đó có vốn ngân sách và các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hướng các nguồn lực bên ngồi vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính cơng nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khung khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tư.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định số 355/QĐ-TTg và phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013; đã phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [70]. Bộ GTVT cung đã xây dựng Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là những căn cứ để định hướng ĐDH vốn đầu tư XDĐB.
Song, từ chiến lược đến quy hoạch, đề án đến một dự án cụ thể là cả một q trình khơng đơn giản. Ở các nước, trong bước lập dự án và cơng bố dự án cho cơng chúng thì cơng tác phân tích, dự báo nhu cầu giao thơng được thực hiện rất chi tiết và việc kiểm tra độc lập kết quả phân tích và dự báo nhu cầu giao thơng là yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ với các dự án có nguồn đầu tư dạng ngân sách. Trong khi đó, tại Việt Nam, quy định về cơng tác phân tích, dự báo nhu cầu giao thơng đã có nhưng cịn khá sơ sài, dữ liệu đầu vào và phương pháp thực hiện chưa được chuẩn hoá, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau dẫn đến việc rất khó kiểm chứng và đánh giá hiệu quả thực sự của dự án PPP. Đây là vấn đề mấu chốt vì nếu thơng tin đầu vào và quy trình cơng cụ đánh giá khơng phù hợp có thể dẫn tới các quyết định không đúng cho các dự án.
Để khắc phục tình trạng trên, cần nâng cao năng lực về công tác dự báo, quy hoạch, chiến lược về ĐDH vốn đầu tư XDĐB. Việc nâng cao năng lực này không chỉ đơn giản là kết thúc ở việc để có được một văn bản như chiến lược, quy hoạch, mà cịn phải được thể hiện ở tính khoa học, tính hướng dẫn trong nội dung của các dự án cụ thể. Giải pháp cho vấn dề này là:
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng những mục tiêu đã đề ra để có căn cứ xác định nhu cầu vốn đầu tư XDĐB theo phương thức ĐDH. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Đề án chương trình và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành GTVT; tổ chức thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt.
- Nghiên cứu, xây dựng danh mục dự án PPP cho phát triển KCHT GTĐB theo các hình thức BOT, BTO, BT làm căn cứ để mời thầu, kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc xây dựng và đề xuất dự án để kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP phải trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống GTĐB gắn với nhu cầu đi lại của người và vận chuyển
hàng hóa của từng địa bàn. Phải có dự báo đúng về sự phát triển hạ tầng GTĐB để có cơ chế, hình thức đầu tư phù hợp. Tình trạng thiếu cân nhắc, tùy tiện trong quy hoạch khơng được gọi là có tính kinh tế và khơng thể mang lại hiệu quả cho cả nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, cho Nhà nước và cho xã hội. Trên thực tế đã có tình trạng, ví dụ tại Việt Trì (Phú Thọ), khi cơng trình dự án BOT cầu Việt Trì sắp hồn thành, thì doanh nghiệp dự án lại thấy sẽ có 1 dự án cầu mới qua sơng Hồng, đón phía trước cầu Việt Trì. Nếu dự án đó được thực thi thì khi hồn thành sẽ có lưu lượng xe chạy qua nhiều hơn số xe qua cầu mà sự án hiện đang thi cơng. Điều này có nghĩa là cơng tác quy hoạch của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ rủi ro và triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp dự án PPP.
- Trong điều kiện hiểu biết của các cơ quan chức năng, nhà đầu tư, nhà thầu về hình thức ĐDH chưa thật sự sâu sắc, chưa tổng kết về hình thức này để đánh giá, lựa chọn phương án phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Việt Nam, thì việc nâng cao năng lực dự báo và kế hoạch hóa của bộ phận tham mưu tư vấn lại trở nên hết sức quan trọng cho phát triển các dự án đầu tư ĐDH. Nội dung giải pháp cần tập trung vào:
+ Lựa chọn các doanh nghiệp và các nhà quản trị chiến lược. Do việc xây dựng đường cao tốc phải dựa vào công nghệ chất lượng cao, với nguồn vốn đầu tư lớn và việc quản lý rất chuyên nghiệp, nên việc quy hoạch để ĐDH để thực hiện thành cơng dự án phải tính đến lựa chọn các doanh nghiệp và các nhà quản trị chiến lược, thật sự có uy tín. Nếu khơng như vậy mà vẫn triển khai đấu thầu, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thời gian thi công, kết quả chất lượng dự án.
+ Quy hoạch ĐDH xây dựng hệ thống quốc lộ: Bên cạnh những dự báo chính xác về khả năng nguồn lực của xã hội, năng lực của các nhà đầu tư và chủ thầu dự án, việc quy hoạch cần có kế hoạch phân cấp cơng khai giữa Trung ương và các tỉnh trong thực thi quản lý việc xây dựng để tránh những
quy hoạch chồng chéo hoặc bỏ trống quy hoạch. Bên cạnh đó, để triển khai thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư vào hệ thống quốc lộ, các cơ quan hoạch định của Nhà nước từ cấp Trung ương xuống cấp địa phương phải nghiên cứu xây dựng danh mục dự án có đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB theo thức XHH: BOT, BTO, BT... Danh mục các dự án này phải bám sát tiến độ thực hiện quy hoạch và phải được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phải chủ động tổ chức các hội nghị để giới thiệu, quảng bá rộng rãi các dự án đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chủ động mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, nhà thầu có chun nghiệp về lĩnh vực XDĐB tham gia đầu tư, xây dựng dự án.
+ Quy hoạch các cơng trình đầu tư theo hình thức ĐDH đầu tư XDĐB cấp vùng. Đến nay, nước ta mới có các quy hoạch phát triển GTĐB cấp Trung ương và cấp tỉnh, chưa có quy hoạch các cơng trình đầu tư theo hình thức ĐDH đầu tư XDĐB cấp vùng. Quy hoạch mới đạt được mục tiêu trước mắt, còn lâu dài và bền vững, tổng thể hiệu quả của dự án theo phương thức tái cơ cấu nền kinh tế cũng chưa có. Do vậy, cơng tác quy hoạch phát triển GTĐB nói chung, dự án ĐDH đầu tư XDĐB nói riêng cũng phải quan tâm đến phạm
vi cấp vùng và đến tính dài hạn của tiến trình phát triển. Cơ sở để có quy hoạch dài hạn là Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 355/3013.
+ Chú ý thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong thời gian qua, các dự án PPP lĩnh vực XDĐB ở ta mới hầu hết là các nhà đầu tư trong nước, vẫn chưa kích được tính tích cực của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia. Trong các dự án đã thực hiện ĐDH cũng hầu hết là hình thức BOT, chưa phát triển hình thực BTO vốn đã áp dụng rất thành công ở Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác. Trong cơng tác quy hoạch cũng cần có những nghiên cứu để phát triển ĐDH về hình thức của PPP trong lĩnh vực XDĐB trên quan điểm làm tăng thêm tính hiệu quả đầu tư. Cần nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm đầu
tư xã hội hóa lĩnh vực GTĐB của các nước trên thế giới, qua đó đề xuất áp dụng các mơ hình triển khai có hiệu quả các mơ hình ĐDH để thu hút đầu tư.