Vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng

1.1.4. Vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực

Hệ thống khung pháp lý về phát triển nguồn nhân lực (gồm các bộ Luật, Luật và văn bản dưới Luật) từng bước được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản Luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực được xây dựng, sửa đổi và bổ sung như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Công chức, Luật Viên chức… Hệ thống văn bản này đang tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho đẩy mạnh phát triển đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng và

chất lượng. Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực dần được tổ chức và từng bước kiện toàn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trên phạm vi cả nước. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhân lực hiện bao gồm:

- Các Bộ có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về những lĩnh vực chuyên ngành liên quan tới phát triển nguồn nhân lực gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ;

- Các Bộ có chức năng quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực liên ngành liên quan tới phát triển nguồn nhân lực như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính…

- Tất cả các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước đều có các cơ sở trực thuộc trực tiếp cung ứng dịch vụ công liên quan tới phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi quản lý của mình.

Như vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực gồm hầu hết các cơ quan của Chính phủ cả ở cấp Trung ương và địa phương, thực hiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong phạm vị chức năng và nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong tạo khung khổ pháp luật và môi trường thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực hiện còn có những hạn chế sau:

- Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực đang bị phân tán giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản, giữa các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế các bộ chuyên ngành và giữa các địa phương.

- Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhiều nhưng nhiều trường hợp thiếu thống nhất. Quy định pháp luật về quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau từ Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật và việc phân công, điều hành của Chính phủ giữa các cơ quan liên quan chưa hoàn toàn rõ ràng, thống nhất và hiệu quả.

- Mặc dù văn bản pháp lý nhiều, nhưng hiệu lực thực thi kém: Quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ công còn bị buông lỏng.

- Tách rời quản lý nhà nước về chuyên môn với quản lý nhân sự, tài chính đã làm giảm tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo quốc dân và làm cho bộ máy quản lý các cơ sở đào tạo trở nên cồng kềnh, nặng nề dẫn đến các cơ sở giáo dục - đào tạo hiện nay vẫn chưa thực sự vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh. Điều đó được thể hiện bằng việc các trường nghề, đặc biệt là các trường công lập chỉ chú trọng đào tạo theo hướng đảm bảo đủ số lượng học viên trong khi không cân nhắc đến các loại hình công việc hoặc ngành nghề mà học viên sẽ theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Việc ít phải cạnh tranh với các tổ chức đào tạo nghề tư nhân đã tạo ra việc hệ thống dạy nghề công lập hiện nay đang có sức ỳ rất lớn và hoạt động không có hiệu quả, không quan tâm nhiều đến chất lượng học sinh được đào tạo.

- Việc kiểm định và đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho người lao động cho đến nay vẫn chưa được thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chủ yếu mang tính định tính, cơ sở để đánh giá không rõ, thiếu các chỉ tiêu mang tính định lượng; nặng về đánh giá đầu vào. Cho tới nay, còn nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo chưa xây dựng và công bố chuẩn đầu ra để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng. Về cơ bản việc đánh giá vẫn mang tính nội bộ, thiếu các tổ chức kiểm định chất lượng dịch vụ công độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)