Về vai trò tạo khuôn khổ pháp luật việc phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Về vai trò tạo khuôn khổ pháp luật việc phát triển nguồn nhân lực

ngân hàng thương mại của tỉnh Lai Châu

Hệ thống khung pháp lý về phát triển nguồn nhân lực (gồm các bộ Luật, Luật và văn bản dưới Luật) từng bước được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản Luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực được xây dựng, sửa đổi và bổ sung. Hệ thống văn bản này đang tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho đẩy mạnh phát triển đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng: (i) Sửa đổi Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo NHNN Việt Nam trở thành ngân hàng trung ương hiện đại, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh. (ii) Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật ngân hàng về cấp phép hiện diện thương mại, về tổ chức, hoạt động, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng kể cả trong và ngoài nước hướng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử. NHNN hiện đang dự thảo Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTM cổ phần, Thông tư hướng dẫn Nghị định 22 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam, trong đó sẽ cụ thể hoá các cam kết liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam. Nghị định về việc tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại của Việt nam cũng đang trong quá trình dự thảo. Các Nghị định về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính sẽ được ban hành mới thay thế cho các văn bản pháp quy cũ về vấn đề này.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng, tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nền kinh tế tri thức đang trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm sử dụng tri thức như một nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Trong sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cao. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế, ngành tài chính - ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu, với sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức tín dụng trong nước và sự gia tăng hoạt động của các định chế tài chính nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu phát triển

ngành theo xu thế hội nhập, việc quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng là yếu tố cốt lõi nhằm xây dựng được nguồn nhân lực đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt, có khả năng triển khai các mục tiêu chung, nâng cao và cải thiện dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Những căn cứ xây dựng quy hoạch phát triền nguồn nhân lực của ngân hàng.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (46/2010/QH12), Luật các Tổ chức tín dụng (47/2010/QH12);

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;

Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020”;

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”.

Đề án “Mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/2006/QĐ-TTgngày 24/05/2006;

Dự thảo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Quyết định số 219/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phê duyệt quy hoạch Phát triển nhân lực ngân hàng giai đoạn 2011 - 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)