Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, nằm cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây bắc, có toạ độ địa lý từ 21o51 phút đến 22o49 phút vĩ độ Bắc và 102o19 phút đến 103o59 phút kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía Nam giáp tỉnh Sơn La.

Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Tuy nhiên tỉnh Lai Châu Lai Châu có 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 70, Quốc lộ 32 và đường thuỷ sông Đà.

Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền

Với vị trí địa lý nêu trên, tỉnh Lai Châu có lợi thế là trung tâm của vùng Tây Bắc, có điều kiện giao lưu với nhiều tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh biên giới Lào Cai, Điện Biên thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa trong đó hàng hóa nông sản ngày càng có điều kiện phát triển vào thị trường quốc tế.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía Đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800 m). Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400 km, rộng từ 1 - 25 km, cao 600 - 1.000 m). Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25o

.

Tỉnh Lai Châu bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143 m, Pu Sam Cáp cao 1.700 m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC- 23ºC. Lượng mưa bình quân năm từ 2.500 - 2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.

Tóm lại, địa hình tỉnh Lai Châu về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng về sản phẩm, phong phú về tính đặc thù của tiểu vùng sinh thái. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh còn kém, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)