Các nhân tố tác động đến quản lý phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5.Các nhân tố tác động đến quản lý phát triển nguồn nhân lực

1.1.5.1. Các nhân tố khách quan

* Quan điểm của Đảng và chính sách Nhà nước đối với quản lý phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng

Đảng và Nhà nước có vai trò điều tiết các quan hệ kinh tế xã hội để tạo lập ổn định chính trị - xã hội. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua luật pháp, các chính sách có liên quan tới thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người lao động. Trong đó các chính sách quy định về tiền lương tối thiểu, điều kiện lao động, phát triển giáo dục đào tạo nhằm hướng tới hình thành một nguồn nhân lực trong ngân hàng có tri thức và thể chất đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng. Kinh nghiệm phát triển của một số nước cho thấy, nếu biết phát huy nhân tố con người thì sẽ thành công trong phát triển kinh tế, xã hội.

Tác động của Nhà nước còn thể hiện thông qua các chương trình nâng cao trí lực và thể lực của nguồn nhân lực, đặc biệt khuyến khích các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế, các tổ chức và đặc biệt các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm, đào tạo phải gắn với sử dụng. Để giải quyết mâu thuẫn cung - cầu về lao động, Nhà nước có thể tác động tới sự phát triển của thị trường lao động cùng với chính sách nhằm tạo ra sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng, đào tạo theo địa chỉ để người học nghề tốt nghiệp có việc làm ngay.

* Trình độ phát triển kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ

Trình độ phát triển của nền kinh tế, xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Muốn phát triển kinh tế xã hội thì phải có một nguồn nhân lực có chất lượng cao; ngược lại phát triển mọi mặt kinh tế xã hội tạo điều kiện cho nguồn nhân lực ngày càng phát triển. Sự phát triển mọi mặt kinh tế xã hội thực chất là sự phát triển vì con người, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân lao động. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì con người càng có điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình. Qua đó con người tự hoàn

thiện chính bản thân mình, phát triển chính mình và thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy, phát triển kinh tế xã hội là một trong những tiền đề để phát triển nguồn nhân lực.

Trình độ phát triển khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng. Đây là lực lượng nòng cốt trong nguồn nhân lực có chất lượng cao ngành ngân hàng, là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cũng là lực lượng chủ yếu đáp ứng yêu cầu của phát triển của ngân hàng trong tình hình mới. Đội ngũ này không chỉ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong quá trình làm việc, mà còn sử dụng chúng để thu hút khách hàng nhiều hơn cho ngân hàng, làm giầu và vững mạnh ngành ngân hàng hơn nữa.

* Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo

Sự phát triển của hệ thống giáo dục có vai trò quyết định trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển của hệ thống giáo dục chính là nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Có thể nói, nhờ giáo dục và đào tạo mà xã hội đã tái sản xuất ra nhân cách, năng lực hoạt động của con người, tạo sự thúc đẩy xã hội phát triển.

Như vậy, giáo dục đào tạo là cơ sở, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người. Chất lượng giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng, là yếu tố cơ bản để phát huy nguồn lực con người, là yếu tố tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người của ngành.

Ngoài hệ thống giáo dục đào tạo của các trường quốc gia thì việc các đơn vị, tổ chức tự đào tạo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì mỗi ngành đều có đặc điểm và tính chất hoạt động riêng; tùy thuộc vào vị trí, chức năng và nhiệm vụ của ngành đó, đồng thời ngay trong một ngành, yêu cầu

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng vị trí công tác cũng có những đặc thù riêng. Do vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo trong hệ thống giáo dục cần phải kết hợp với đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tại ngân hàng sẽ là điều căn bản, đưa chất lượng nguồn nhân lực đi lên.

1.1.5.2. Các nhân tố chủ quan

Chính sách chiến lược của tổ chức: Ảnh hưởng tới quản lý nhân sự như cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, trả lương khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao, chính sách đào tạo và phá triển NNL trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới… Các chính sách này tùy vào chiến lược dùng người của tổ chức tổ chức, chính sách dẫn đường cho sự phát triển chứ không phải là luật lệ cứng nhắc. Nó có ảnh hưởng đến cách hành xử trong công việc của các nhà quản lý khi đưa ra những biện pháp, công cụ quản lý cụ thể trong quá trình sử dụng người lao động.

Mục tiêu của tổ chức: Mục tiêu của tổ chức ảnh hưởng đến các hoạt

động quản lý bao gồm quản lý nguồn nhân lực. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của tổ chức, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản lý nhân sự. Mục tiêu phục vụ khách hàng của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ về tài chính. Muốn đạt được mục tiêu về khách hàng, lợi nhuận trước hết phải đặt ra mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, bởi ngân hàng là nơi cung cấp dịch vụ , sự thỏa mãn của khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực cán bộ làm việc. Do đó, mục tiêu của ngân hàng về phát triển NNL càng rõ ràng, cụ thể thì ngân hàng dễ dàng đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Đội ngũ nhân lực của tổ chức: Điều quan trọng nhất trong đội ngũ nhân lực của tổ chức, tổ chức không phải là số lượng mà là chất lượng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp”, ngoài ra cái làm nên chất lượng nguồn nhân lực còn là kinh nghiệm sống, nhu cầu, thói quen vận dụng tổng hợp tri thức. Trong quá trình tuyển dụng, Ban lãnh đạo ngân hàng phải tuyển chọn những nhân sự có trình độ học vấn, kinh nghiệm và sự mở rộng các

quan hệ xã hội. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao tay nghề, đây là một thách thức lớn đối với nhà quản lý. Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản lý phát triển NNL. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với tổ chức bởi vì thành công của tổ chức trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 32 - 36)