Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 79 - 81)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1.Những kết quả đã đạt được

- Cơ cấu nguồn nhân lực: Về cơ cấu tuổi, nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu đang được thừa hưởng ưu điểm của thời kỳ “dân số vàng” khi mà nguồn nhân lực trong độ tuổi từ 20 đến 34, chiếm tỷ lệ tương đối lớn, điều này phản ánh nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại có chất lượng cao hơn những địa phương mà tỷ lệ của khoảng độ tuổi nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng nhỏ. Lý giải, vì nhân lực thuộc độ tuổi này là thế hệ được sinh ra, lớn lên trong điều kiện tốt hơn thế hệ trước; nhận được sự đầu tư, quan tâm hơn của cả xã hội và gia đình; có nhiều cơ hội tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến của thế giới; đặc biệt đây là độ tuổi đẹp nhất để tiếp thu giáo dục, phát huy sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm.

- Cơ cấu giới tính: nguồn nhân lực theo giới tính nam/nữ nói chung tại tỉnh Lai Châu đang có xu hướng đạt tới trạng thái cân bằng, đó là tín hiệu cho thấy chất lượng nhân lực xét về khía cạnh cân bằng giới phần nào đã được đáp ứng. Về cơ cấu nhân lực thành thị/nông thôn, tại Lai Châu, tỷ lệ lao động thành thị có xu hướng tăng lên và tỷ lệ lao động nông thôn giảm đi. Đây là tín hiệu khả quan về chất lượng nhân lực. Nguồn nhân lực làm việc ở thành thị có điều kiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, họ có khả năng tiếp thu nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng hơn so với lao động tại khu vực nông thôn.

- Cấu trúc trình độ giáo dục và chuyên môn nguồn nhân lực: tỷ lệ nguồn nhân lực nói chung của tỉnh Lai Châu từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học đã giảm xuống khoảng 3%, trong khi tỷ lệ nguồn nhân lực tốt nghiệp tiểu học tăng được khoảng 2% trong giai đoạn nghiên cứu (giai đoạn năm 2011- 2015). Trong đó, nguồn nhân lực thành thị được đào tạo về chuyên môn của tỉnh Lai Châu chiếm ưu thế hơn và đã có tốc độ tăng nhanh hơn so với nguồn nhân lực khu vực nông thôn.

- Cấu trúc kiến thức, kỹ năng NNL: Các tiêu chí về chất lượng này của nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu được đánh giá qua điều tra ba nhóm đối tượng là người lao động, các doanh nghiệp và các cán bộ quản lý nhà nước về lao động và việc làm. Nguồn nhân lực của tỉnh Lai Châu đã đạt được mức độ trung bình về một số tiêu chí kiến thức như hiểu biết về trách nhiệm công dân, hiểu biết về các quy định của tổ chức mà nhân lực đang làm việc,... Riêng đối với nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu như đã phân tích ở phần thực trạng ở trên thì lãnh đạo của các ngân hàng cũng phải nghĩ đến việc đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng của nguồn nhân lực ngân hàng về chuẩn ngoại ngữ, chuẩn tin học theo chuẩn quốc tế để có thể đáp ứng tốt hơn nhiều loại hình đối tượng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập của nền kinh tế trong nưới với kinh tế của khu vực và kinh tế thế giới.

- Thái độ và tác phong làm việc NNL: Nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu được đánh giá khá tốt về các tiêu chí như sự trung thực, ý thức kỷ luật. Một số tiêu chí khác như tác phong làm việc công nghiệp hay trách nhiệm công việc cũng được đánh giá ở mức độ tương đối, thái độ phục vụ khách hàng hướng tới chuyên nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 79 - 81)