Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 44)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:

Thực trạng quản lý phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2011-2015?

Các yếu tố ảnh hưởng tới đến quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu?

Giải pháp nào đổi mới quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Nguồn tài liệu:

Các công trình, ấn phẩm, báo cáo đã công bố liên quan đến quản lý nguồn nhân lực của các cơ quan tổ chức sau: NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê tỉnh Lai Châu, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu.

Báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu (ngân hàng NNo&PTNT, ngân hàng TMCP Công thương, ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển) qua các năm 2011-2015.

* Nội dung thu thập:

- Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN từ năm 2011-2015;

- Các số liệu về số lượng, quy mô, trình độ chuyên môn, giới tính, trình độ lý luận-chính trị,…về nguồn nhân lực trong các NHTMNN từ năm 2011-2015;

- Mục tiêu quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN từ năm 2011-2015;

- Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại;

- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu qua các năm 2011-2015;

* Tiến hành thu thập: Trực tiếp đến các NHTMNN để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo Lai Châu, website của các ngân hàng.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập, chọn lọc sẽ được tổng hợp, cập nhật, sắp xếp, xử lý bằng các công cụ phần mền của Microsoft Office để lập bảng, biểu, đồ thị,... Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để phân tích số liệu quản lý phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đó đưa ra những đánh giá, viện dẫn, minh chứng trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực chung của cả tỉnh, sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại nhà nước.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, tổng hợp các số liệu về quản lý phát triển nguồn nhân lực các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015.

- Phương pháp so sánh:

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng kỹ thuật:

+ So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của

kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

+ So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

- Phương pháp bảng biểu, đồ thị

Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN của tỉnh Lai Châu.

- Phương pháp chuyên gia: Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn đã được trình bày công bố ở một số hội thảo khoa học, tạp chí trong và ngoài nước, qua đó đã nhận được những đóng góp quan trọng của nhiều nhà khoa học và quản lý, cũng như phỏng vấn chuyên gia nghiên cứu về nhân lực, cũng như phỏng vấn các nhà lãnh đạo ở cấp quản lý và lãnh đạo trực tiếp của ngân hàng. Đây là những kinh nghiệm rất hữu ích về vấn đề nghiên cứu, cũng như gợi mở hướng mới giải quyết vấn đề logic, đồng bộ.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu nghiên cứu, như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu năm 2015

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người tỉnh Lai Châunăm 2015

- Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp của tỉnh Lai Châu và một số tỉnh trong khu vực Bắc Bộ

- Cơ cấu dân số và lao động của tỉnh Lai Châu năm 2015

- Thực trạng năng suất lao động của tỉnh Lai Châu trong các khu vực kinh tế

- Quy mô nhân lực ngân hàng: phản ánh số tuyệt đối về nhân sự, lượng CBCC tăng giảm trong kỳ (năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015).

- Phân loại CBCC ngân hàng theo độ tuổi/ theo trình độ.

- Chất lượng CBCC ngân hàng: thể hiện đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,…) và kỹ năng mềm cần thiết trong giai đoạn phát triển của ngân hàng thương mại bắt kịp với xu hướng hội nhập kinh tế là yêu cầu tất yếu.

- Thu hút và tuyển dụng CBCC ngân hàng: trong điều kiện quy mô vốn nhỏ, các ngân hàng thương mại lại gặp một thách thức rất lớn đó là chất lượng nguồn nhân lực. Chính sách thu hút của mỗi ngân hàng thương mại có thể khác nhau, có thể chế độ phúc lợi (lương, thưởng,...), có thể cơ hội thăng tiến trong vị trí công việc hoặc chính sách khác.

- Đào tạo và phát triển CBCC ngân hàng: thể hiện con số tuyệt đối về lượng CBCC được đào tạo lại, hoặc đào tạo nâng cao, hoặc đào tạo trang bị thêm kỹ năng mền hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ khác.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG CỦA TỈNH LAI CHÂU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, nằm cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây bắc, có toạ độ địa lý từ 21o51 phút đến 22o49 phút vĩ độ Bắc và 102o19 phút đến 103o59 phút kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía Nam giáp tỉnh Sơn La.

Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Tuy nhiên tỉnh Lai Châu Lai Châu có 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 70, Quốc lộ 32 và đường thuỷ sông Đà.

Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền

Với vị trí địa lý nêu trên, tỉnh Lai Châu có lợi thế là trung tâm của vùng Tây Bắc, có điều kiện giao lưu với nhiều tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh biên giới Lào Cai, Điện Biên thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa trong đó hàng hóa nông sản ngày càng có điều kiện phát triển vào thị trường quốc tế.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía Đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800 m). Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400 km, rộng từ 1 - 25 km, cao 600 - 1.000 m). Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25o

.

Tỉnh Lai Châu bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143 m, Pu Sam Cáp cao 1.700 m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC- 23ºC. Lượng mưa bình quân năm từ 2.500 - 2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.

Tóm lại, địa hình tỉnh Lai Châu về cơ bản là thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng về sản phẩm, phong phú về tính đặc thù của tiểu vùng sinh thái. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh còn kém, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa.

3.1.2. Điều kiện kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tích cực, dịch vụ chiếm 41,51%; công nghiệp-dịch vụ chiếm 36,54% và nông lâm thủy sản chiếm 21,95%.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu năm 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu)

Tổng sản phẩm/đầu người của Lai Châu chỉ bằng 1/3 tổng sản phẩm/đầu người của cả nước (tính theo giá USD). Sự chênh lệch này đang có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy mức sống của người dân nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu nói riêng thấp hơn rất nhiều so với mức sống của cả nước. Đó chính là những tác động tất yếu từ chất lượng nguồn nhân lực thấp, làm cho khả năng tiếp cận việc làm và thu nhập của người lao động

41.51%

36.54% 21.95%

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời tỉnh Lai Châu năm 2015

Tiêu chí Đơn vị Số lƣợng Cơ cấu

(%) 1. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá

hiện hành phân theo loại hình kinh tế Tỷ đồng 7.859,06 100

Trong đó: + Nhà nước Tỷ đồng 881,17 12,21

+ Ngoài nhà nước Tỷ đồng 9.548,30 83,32 + Khu vực vốn đầu tư nước ngoài Tỷ đồng 1,44 0,02

+ Thuế nhập khẩu Tỷ đồng 428,15 5,45

2. Tổng sản phẩm trên địa bàn binh quân đầu ngƣơi

+ Tiền VN theo giá hiện hành Nghìn

đồng 18.236

+ Đô la Mỹ USD 833,08

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu. [9]

Xét cơ cấu nguồn thu bình quân của người lao động tại tỉnh Lai Châu cho thấy nguồn thu chủ yếu, trên 40% vẫn là từ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nguồn thu từ tiền công và tiền lương chỉ chiếm trên 30% và không có xu hướng tăng. Trong khi, nguồn thu phi nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 3.2: Tổng thu nhập của ngƣời lao động trong doanh nghiệp của tỉnh Lai Châu và một số tỉnh trong khu vực Bắc Bộ

Địa phƣơng Chỉ tiêu ĐVT Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Lai Châu Tổng thu nhập Tỷ đồng Tốc độ tăng 257 420 578 694

% 63,4 37,6 20,1

Cao Bằng Tổng thu nhập Tỷ đồng Tốc độ tăng 455 674 746 838

% 48,1 10,7 12,3

Điện Biên Tổng thu nhập Tỷ đồng Tốc độ tăng 775 1.084 1.373 1.578

% 39,9 26,7 14,9

Sơn La Tổng thu nhập Tỷ đồng Tốc độ tăng 914 1.021 1.013 1.025

% 11,7 -0,8 1,2

Thực trạng tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp của tỉnh Lai Châu qua các năm là tăng mạnh mẽ về mặt tương đối, có mức tăng cao hơn hắn với một số tỉnh trong cùng khu vực như tỉnh Cao Bằng, tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La. Tỉnh Sơn La có mức tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp có mức tăng thấp về điểm %, năm 2014 thậm trí còn giảm so với 2013 nhưng về giá trị tuyệt đối của mức tổng thu nhập là cao và cao hơn rất nhiều so với mức tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp của tỉnh Lai Châu, cụ thể năm 2012 cao hơn hơn 200%, năm 2015 cao hơn hơn 120%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Điều kiện xã hội

Về tổ chức đơn vị hành chính, Lai Châu có 7 huyện, 1 thành phố; 108 xã, phường, thị trấn, trong đó có 23 xã biên giới.

Dân số tính đến 31/12/2015 là hơn 430 nghìn người, mật độ dân số trên 47 người/km2, có 20 dân tộc cùng sinh sống (trong đó chiếm trọng số lớn nhất dân tộc Thái 35,19%; dân tộc Mông 21,18%; dân tộc Kinh 12,69%).

Bảng 3.3: Cơ cấu dân số và lao động của tỉnh Lai Châu năm 2015

Tiêu chí Đơn vị lƣợng Số Cơ cấu

(%)

1. Tổng dân số Nghìn người 430,96 100

Trong đó: + Dân số thành thị Nghìn người 74,410 17,27 + Dân số nông thôn Nghìn người 356,550 82,73 2. Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo

loại hình kinh tế Nghìn người 254,630 100

Trong đó:

+ Lao động nhà nước Nghìn người 27,960 10,98

+ Lao động ngoài nhà nước Nghìn người 226,640 89,01 + Lao động khu vực vốn đầu tư nước ngoài Nghìn người 0,030 0,01

3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % 12,30 -

Tỉnh Lai Châu hiện có 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới Quốc gia; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 93% xã có đường ô tô đi được quanh năm; 80% bản có đường xe máy đi lại thuận lợi. Tuy nhiên tỉnh Lai Châu vẫn là địa phương mà tỷ lệ hộ tiếp cận với các điều kiện sinh hoạt như nước, điện, điều kiện vệ sinh khá thấp kém. Về mạng lưới cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đến năm 2015 có 134 cơ sở khám chữa bệnh với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 44)