0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Vai trò thanh kiểm tra và giám sát thực thi các chính sách về phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU (Trang 74 -74 )

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Vai trò thanh kiểm tra và giám sát thực thi các chính sách về phát

triển nguồn nhân lực ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu

Ở các cấp Trung ương và địa phương, việc kiện toàn hệ thống thanh tra, tăng cường công tác thanh kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hiện đã được coi là một trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về phát

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát và thanh tra thường xuyên các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề công lập trên tất cả các mặt quản lý nhà nước về dạy nghề.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng hoạt động thanh tra lao động hiện nay chưa đủ mạnh để thanh tra được hết các vụ việc phát sinh trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động với trên 300 ngàn doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về phát triển con người và nguồn nhân lực chưa được thường xuyên kịp thời và còn thiếu nghiêm minh.

Nâng cao năng lực của NHNN về thanh tra, giám sát ngân hàng: (i) Cấu trúc lại mô hình tổ chức và chức năng hệ thống thanh tra theo chiều dọc gồm cả 4 khâu: cấp phép và các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm. (ii) Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. (iii) Xây dựng khuôn khổ, quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro; xây dựng sổ tay thanh tra tại chỗ các TCTD Việt Nam để các thanh tra viên sử dụng như cẩm nang thanh tra, giám sát; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD; và (iv) Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và Trung tâm Thông tin Tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD và hoạt động giám sát rủi ro của NHNN đối với các TCTD.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) (i) Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM: Xử lý xong về căn bản nợ tồn đọng của các NHTM nhà nước; tăng vốn tự có theo các phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm phấn đấu đạt hệ số an toàn vốn , cổ phần hóa phần lớn các NHTM nhà nước; (ii) Phát triển

nguồn nhân lực thông qua tăng cường năng lực, hiệu quả của bộ máy quản trị (Hội đồng quản trị), bộ máy điều hành (Ban điều hành); sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh và cơ cấu tổ chức của các chi nhánh; xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năm; (iii) Hiện đại hóa công nghệ trong đó đặc biệt là phát triển các kênh giao dịch điện tử; hoàn thiện xây dựng các phần mềm quản lý nghiệp vụ ngân hàng cơ bản (quản lý tín dụng, tài trợ thương mại, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, quản lý tài chính - kế toán, dịch vụ thanh toán); và triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến đến hầu hết các chi nhánh của NHTM nhà nước; (iv) Nâng cao hiệu lực quản lý và tăng cường năng lực quản trị rủi ro; (v) Mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng: Các NHTM cần phát triển các hình thức dịch vụ như: kinh doanh ngoại hối, môi giới bất động sản, cho thuê két sắt an toàn, phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ tư vấn đầu tư và các dịch vụ về đại lý thanh toán và chuyển tiền; và (vi) Đẩy nhanh quá trình tích tụ vốn và tài sản để hình thành một số tập đoàn tài chính - ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, trình độ công nghệ hiện đại, quản trị điều hành tiên tiến và có khả năng cạnh tranh quốc tế.

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phát triển nguồn nhân lực ngân hàng tỉnh Lai Châu

3.3.1. Các yếu tố khách quan

- Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc: trình độ phát

triển kinh tế của quốc gia là xuất phát điểm cơ bản cho chất lượng của nguồn nhân lực, vì sự phát triển của kinh tế và trình độ nguồn nhân lực luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau. CNH, HĐH là quá trình biến đổi một cách căn bản nền kinh tế cũ, nghèo nàn lạc hậu, năng suất lao động thấp sang nền kinh tế khác hẳn về chất. Nền kinh tế hiện đại dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Quá trình CNH, HĐH tác động mạnh làm thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực, chuyển từ lao động thủ công bán cơ khí lên cơ khí hóa, tự động hóa với việc tăng nhanh tỷ trọng sử dụng lao động có trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý, nghiên cứu khoa học.

- Nền kinh tế tri thức với sự phát triển đa dạng của nhiều loại thị

trường, trong đó có thị trường lao động, nơi mà sức lao động được thừa nhận có giá trị, giá của nó được quyết định bởi chi phí và cung - cầu về lao động. Hiện nay, có khoảng 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính-ngân hàng, trong đó có 24 trường đại học; theo số liệu khảo sát của Viện nhân lực ngân hàng tài chính, lượng sinh viên theo học ngành tài chính ngân hàng ra trường năm học 2012- 2013 khoảng 29.000-32.000 sinh viên và đến năm 2016 là 61.000 sinh viên, tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng khoảng 50%. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực đã qua đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu của ngành ngân hàng, song khách quan mà nói, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo còn thấp, không ít sinh viên sau khi ra trường còn “hổng” về kiến thức cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Do đó, hầu như sau khi tuyển dụng, các ngân hàng đều phải mất thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Khoa học công nghệ: Là một hoạt động mang tính chiến lược, dù ở

tầm vĩ mô hay vi mô phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là của khoa học công nghệ. Với sự gia tăng mạnh mẽ của ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho con người, đưa nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế có các đặc điểm: tri thức và công nghệ hiện đại trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với sản xuất, so với vốn, tài nguyên và lao động cơ bắp. Đây là một cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất, trong đó sản phẩm trí tuệ của người lao động tạo ra giá trị có tỷ lệ áp đảo so với lao động quá khứ và lao động cơ bắp, tính trong tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Khi tỷ lệ này chiếm 2/3 tổng giá trị thì người ta gọi đó là kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lao động sống, mà phải là nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ và khả năng nắm vững khoa học công nghệ để áp dụng vào

sản xuất, đời sống. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay càng lớn mạnh hơn qua trào lưu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xu hƣớng toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế được thể hiện qua việc mở rộng trao đổi thương mại hàng hóa dịch vụ, mở rộng chu chuyển vốn và tự do di chuyển lao động tầm quốc gia và toàn cầu. Vì mục tiêu lợi nhuận, các dòng vốn của đầu tư nước ngoài thường kèm theo di chuyển công nghệ, kiến thức kinh doanh và phương pháp quản lý. Luồng vốn đầu tư trực tiếp và hỗ trợ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và với nó là cơ cấu lao động trên tầm quốc gia. Các khu trung tâm công nghiệp với sự ra đời của các ngành nghề mới là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm mới; chuyển giao công nghệ của đầu tư nước ngoài đi liền với yêu cầu nâng cao tay nghề, thúc đẩy đổi mới chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu làm chủ công nghệ, xử lý hệ thống thông tin kỹ thuật. Cầu về nguồn lực lao động có tay nghề đã kích thích phát triển giáo dục và đào tạo lao động kỹ thuật để cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng chênh lệch giữa những lao động có tay nghề và không được đào tạo đã kích thích nhu cầu tự đào tạo của người lao động, hướng họ vào con đường học vấn để có thể tìm được việc làm mới với yêu cầu cao hơn và thu nhập lớn hơn. Tự do di chuyển lao động làm cho thị trường lao động phát triển, dòng lao động biến động theo sự tăng giảm của cung - cầu về lao động trên thị trường. Điều đó làm cho tính ổn định của công việc không còn cao như trong giai đoạn kinh tế chưa mở cửa. Thị trường lao động phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội cho nhân lực có trình độ cao, nhưng đồng thời tạo ra nhiều thách thức cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực, những biến động lớn về nhân sự sẽ làm gia tăng và khó kiểm soát chi phí trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Chính sách chiến lƣợc của ngân hàng, ảnh hưởng tới quản lý nhân sự

như cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, trả lương khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao… Các chính sách này tùy vào chiến lược

dùng người của tổ chức tổ chức, chính sách là chỉ nam dẫn đường cho sự phát triển chứ không phải là luật lệ cứng nhắc. Nó có ảnh hưởng đến cách hành xử trong công việc của các nhà quản lý khi đưa ra những biện pháp, công cụ quản lý cụ thể trong quá trình sử dụng người lao động.

- Mục tiêu của ngân hàng: Mục tiêu của tổ chức ảnh hưởng đến các

hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của tổ chức, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản lý nhân sự.

- Nhân tố thuộc về ngƣời lao động: Ngoài các yếu tố kể trên thì yếu

tố về đội ngũ nhân viên, cán bộ cũng có ảnh hưởng không kém góp phần phát triển nguồn nhân lực. Con người là tổng hòa các mối quan hệ. Chất lượng nguồn nhân lựcđược đánh giá qua các tiêu trí cơ bản trình độ, thái độ, thể lực của nguồn nhân lực. Năng lực, nhận thức của mỗi người góp phần thúc đẩy hiệu quả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức; sự gia nhập và sẵn sàng học hỏi để nâng cao trình độ của mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức.

3.4. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thƣơng mại tỉnh Lai Châu

3.4.1. Những kết quả đã đạt được

- Cơ cấu nguồn nhân lực: Về cơ cấu tuổi, nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu đang được thừa hưởng ưu điểm của thời kỳ “dân số vàng” khi mà nguồn nhân lực trong độ tuổi từ 20 đến 34, chiếm tỷ lệ tương đối lớn, điều này phản ánh nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại có chất lượng cao hơn những địa phương mà tỷ lệ của khoảng độ tuổi nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng nhỏ. Lý giải, vì nhân lực thuộc độ tuổi này là thế hệ được sinh ra, lớn lên trong điều kiện tốt hơn thế hệ trước; nhận được sự đầu tư, quan tâm hơn của cả xã hội và gia đình; có nhiều cơ hội tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến của thế giới; đặc biệt đây là độ tuổi đẹp nhất để tiếp thu giáo dục, phát huy sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm.

- Cơ cấu giới tính: nguồn nhân lực theo giới tính nam/nữ nói chung tại tỉnh Lai Châu đang có xu hướng đạt tới trạng thái cân bằng, đó là tín hiệu cho thấy chất lượng nhân lực xét về khía cạnh cân bằng giới phần nào đã được đáp ứng. Về cơ cấu nhân lực thành thị/nông thôn, tại Lai Châu, tỷ lệ lao động thành thị có xu hướng tăng lên và tỷ lệ lao động nông thôn giảm đi. Đây là tín hiệu khả quan về chất lượng nhân lực. Nguồn nhân lực làm việc ở thành thị có điều kiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, họ có khả năng tiếp thu nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng hơn so với lao động tại khu vực nông thôn.

- Cấu trúc trình độ giáo dục và chuyên môn nguồn nhân lực: tỷ lệ nguồn nhân lực nói chung của tỉnh Lai Châu từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học đã giảm xuống khoảng 3%, trong khi tỷ lệ nguồn nhân lực tốt nghiệp tiểu học tăng được khoảng 2% trong giai đoạn nghiên cứu (giai đoạn năm 2011- 2015). Trong đó, nguồn nhân lực thành thị được đào tạo về chuyên môn của tỉnh Lai Châu chiếm ưu thế hơn và đã có tốc độ tăng nhanh hơn so với nguồn nhân lực khu vực nông thôn.

- Cấu trúc kiến thức, kỹ năng NNL: Các tiêu chí về chất lượng này của nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu được đánh giá qua điều tra ba nhóm đối tượng là người lao động, các doanh nghiệp và các cán bộ quản lý nhà nước về lao động và việc làm. Nguồn nhân lực của tỉnh Lai Châu đã đạt được mức độ trung bình về một số tiêu chí kiến thức như hiểu biết về trách nhiệm công dân, hiểu biết về các quy định của tổ chức mà nhân lực đang làm việc,... Riêng đối với nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu như đã phân tích ở phần thực trạng ở trên thì lãnh đạo của các ngân hàng cũng phải nghĩ đến việc đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng của nguồn nhân lực ngân hàng về chuẩn ngoại ngữ, chuẩn tin học theo chuẩn quốc tế để có thể đáp ứng tốt hơn nhiều loại hình đối tượng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập của nền kinh tế trong nưới với kinh tế của khu vực và kinh tế thế giới.

- Thái độ và tác phong làm việc NNL: Nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu được đánh giá khá tốt về các tiêu chí như sự trung thực, ý thức kỷ luật. Một số tiêu chí khác như tác phong làm việc công nghiệp hay trách nhiệm công việc cũng được đánh giá ở mức độ tương đối, thái độ phục vụ khách hàng hướng tới chuyên nghiệp hóa.

3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân hạn chế

3.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung - ngân hàng thương mại nói riêng đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Các ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Với chiến lược mở rộng thị trường, các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam mang theo rất nhiều cái mới: Tư duy mới; công nghệ mới; sản phẩm, dịch vụ mới và trình độ quản lý hiện đại… Điều này làm bộc lộ rõ hơn những hạn chế yếu kém của nhân lực ngân hàng về các kỹ năng như:

(1) Khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết; kỹ năng làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU (Trang 74 -74 )

×