5. Kết cấu của luận văn
1.2. Kinh nghiệm và bài học về quản lý phát triển nguồn nhân lực trong
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý phát triển nguồn nhân lực ngân
hàng thương mại tỉnh Lai Châu
Thứ nhất:Phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng của tổng thể các chiến lược phát triển của ngân hàng trung ương. Phù hợp với từng thời kỳ và sự biến động của môi trường hoạt động, NHNNVN cần có các quyết sách và giải pháp thích hợp về thời gian, không gian để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả. Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo khác: Đào tạo các chuyên gia cao cấp; Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo; Đào tạo ngoại ngữ…
Tại ACB, công tác phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm người tài rất được quan tâm, đặt công tác đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tại OceanBank nguồn nhân lực được coi là yếu tố cốt lõi và tài sản quý giá. Ngân hàng này đặt mục tiêu biến nguồn nhân lực trở thành ưu thế đặc biệt, là nguồn lực giữ vai trò quyết định.
Tại GP.Bank công tác phát triển nguồn nhân lực luôn giữ một vai trò then chốt trong định hướng chiến lược phát của ngân hàng này.
Thứ hai:Sự tiến bộ của mỗi thành viên là thành công của tổ chức, nên sự phát triển không ngừng của ngân hàng là điều kiện và cũng là yêu cầu đối với mỗi nhân viên. Đào tạo nâng cao trình độ nhân viên là một quá trình lâu dài, liên
cầu thăng tiến, nhu cầu phát triển. Từ đó tạo dựng nên quan niệm học tập suốt đời, hay "văn hóa học" cho nguồn nhân lực của tổ chức.
Phương trâm của ACB không ngừng cải thiện để trở thành nhà tuyển dụng được ưu tiên chọn lựa của các bạn sinh viên xuất sắc, của những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tạo điều kiện cho các bạn được tiếp thu kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của Người ACB đi trước.
Nguyên tắc tuyển dụng của OceanBank là lựa chọn những ứng viên tốt nhất vào vị trí phù hợp dựa trên phẩm chất, khả năng, thái độ, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên. Chính sách việc làm của OceanBank là tạo tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và bình đẳng để mỗi cá nhân đều có cơ hội cống hiến sức lực và tài năng của mình.
Quan điểm chiến lược của GP.Bank tập trung vào thế mạnh cũng như lợi thế cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao. GP.Bank tạo cơ hội nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực đang có, GP.Bank cũng hết sức chú trọng thu hút và xây dựng nguồn nhân lực mới, trong đó chú trọng tập hợp đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo chính quy từ các trường đại học và nguồn lao động giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bổ sung cho đội ngũ nhân sự GP.Bank.
Thứ ba: Cân bằng lợi ích của các bên tham gia phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định. NHNN là nơi tạo môi trường nuôi dưỡng, đặt yêu cầu và thực hiện các hoạt động phát triển, công chức của ngân hàng là khách thể trong hoạt động phát triển của NHNN, nhưng là người giải quyết mọi bài toán của ngân hàng. Do vậy chỉ khi tạo được sự đồng thuận của hai bên tham gia thì phát triển nguồn nhân lực mới đi đúng mục tiêu và hiệu quả.
Tại OceanBank, chế độ tiền lương và khen thưởng cho nhân viên gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc được giao. Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương, được nhận các phụ cấp theo chế độ như phụ cấp trách nhiệm, độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn; ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương theo năng suất và mức độ hoàn thành công việc; thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến; thưởng trong các dịp lễ tết của Quốc gia và kỷ niệm thành lập OceanBank…
Tại ACB, cuối mỗi năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc. Những mục tiêu phát triển nghề nghiệp mà nhân viên đã đăng ký từ đầu năm được thảo luận giữa nhân viên với trưởng đơn vị nhằm xác định những điểm cần cải thiện và những điểm nổi bật. Nhân viên sẽ cải thiện các điểm yếu thông qua nhiều hình thức đào tạo. Các điểm nổi bật sẽ được Khối Quản trị nguồn nhân lực ghi nhận để làm căn cứ xem xét việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên.
Thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực phải được hỗ trợ tích cực bởi các
công cụ tin học và truyền thông, ngoại ngữ. Quản lý nguồn nhân lực không chỉ là công tác tham mưu, hỗ trợ mà còn là nhiệm vụ mang tính quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới, phát triển của ngân hàng. Trước nhiệm vụ mới mà ngân hàng phải đối mặt trong và sau khi Chính phủ tham ra các tổ chức quốc tế: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Asean (AEC),… công việc cần thiết là nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ toàn ngành giúp cho các CBCC ngân hàng để tăng khả năng làm việc trong xử lý công việc và giao tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên xây dựng một chương trình riêng về nâng cao trình độ ngoại ngữ dành cho các đối tượng là cán bộ trẻ đã có trình độ ngoài ngữ những đối tượng này sẽ làm việc trực tiếp
GP.Bank đặt mục tiêu xây dựng trở thành một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến. Thực tế GP.Bank đã là một trong những ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking) của hãng Temenos - Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài chính - ngân hàng trên thế giới. Công nghệ mới này cho phép ngân hàng quản lý dữ liệu khách hàng theo chuẩn mực quốc tế, khả năng ứng dung, triển khai nhiều sản phẩm mới và quản trị tốt nhất rủi ro trong hoạt động. Hiện nay GP.Bank đang triển khai nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi (core banking) T24 lên phiên bản R8 - phiên bản mới nhất. T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh. Đó là sự lựa chọn tất yếu của GP.Bank để thực hiện Sứ mệnh của mình, không chỉ là làm tốt vai trò của của một ngân hàng của một tập đoàn hùng mạnh bao gồm nhiều Tổng công ty, Công ty đa ngành nghề mà còn phải hoàn thành vai trò của một tổ chức tín dụng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Và cũng là định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế, môi trường cạnh tranh mạnh mẽ trêm mọi phương diện quy mô và chất lượng.