Các loại hình giao dịch TMĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sách kinh tế qua mạng trực tuyến của khách hàng nhằm phát triển thương mại điện tử tại TP HCM (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm có liên quan

2.1.1.3. Các loại hình giao dịch TMĐT

Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, ngƣời tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hƣớng, điều tiết và quản lý.

 B2B (Business-to-Business): là TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Khoảng 80% doanh số TMĐT toàn cầu là theo loại hình này và các chuyên gia dự đoán rằng loại hình này sẽ tiếp tục phát triển (Theo Báo cáo TMĐT, UNCTAD 2013). Thanh toán online thƣờng không áp dụng cho mô hình này.

 B2C (Business-to-Consumer): Đây là mô hình bán lẻ trực tuyến đến NTD. Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại các loại hàng hoá bán, theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực), theo kênh bán (bán trực tiếp, bán qua kênh phân bố).

 C2C (Consumer-to-Consumer): hai bên mua, bán đều là ngƣời tiêu dùng. Giao dịch mua bán thƣờng mang tính nhỏ lẻ, không có tính chu kỳ.

Ngoài các hình thức trên, hiện nay TMĐT còn phát triển thêm các hình thức sau:

 TMĐT qua thiết bị di động (Mobile Commerce hoặc m-commerce): lúc này môi trƣờng không dây chính là môi trƣờng để các hoạt động và những giao dịch TMĐT đƣợc thực hiện toàn bộ hay từng phần.

 Thƣơng mại điện tử trong tập đoàn (Intrabusiness e-commerce): Chủ yếu hoạt động này diễn ra trong các tập đoàn lớn, đa quốc gia.

 Trao đổi thƣơng mại cộng tác (Collaborative Commerce): Những cá nhân hoặc nhóm trao đổi và hợp tác trực tuyến với nhau.

 Thƣơng mại điện tử phi kinh doanh (Non-business e-commerce): Giao dịch diễn ra ở các tổ chức giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tôn giáo, xã hội, chính phủ để giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động.

 Đào tạo trực tuyến (E-learning): Mô hình TMĐT này thƣờng đƣợc triển khai ở các trƣờng đại học hay các tổ chức đào tạo, ngoài ra còn ở các công ty tổ chức đào tạo cho nhân viên thông qua mạng nội bộ.

 Giao dịch giữa thị trƣờng với thị trƣờng (E2E-Exchange-to-Exchange): Exchange còn có tên khác là e-market, đây là thị trƣờng trực tuyến tại đó ngƣời mua và ngƣời bán trao đổi với nhau.

 Chính phủ điện tử (E-Government): bao gồm hình thức giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp, ngƣời dân, công chức để cung cấp hoặc mua hàng hóa dịch vụ, trao đổi thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chính phủ.

2.1.1.4. Tác động của thương mại điện tử:

Với sự ra đời và phát triển, Thƣơng mại điện tử có những tác động nhƣ sau: - Doanh nghiệp: TMĐT đã tạo ra một kênh bán hàng với cách thức hoạt động hoàn toàn mới. Điều này tác động đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Và để nâng

cao lợi thế cạnh tranh cho mình, doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm/ dịch vụ mà nên có sự đầu tƣ hiệu quả vào hoạt động marketing nhằm tìm kiếm những phƣơng thức kinh doanh mới và hiệu quả.

- Ngƣời tiêu dùng: sự tiện lợi trong thu thập và tìm kiếm thông tin về sản phẩm, giá cả cũng nhƣ thông tin nhà cung cấp đã dần tác động đến suy nghĩ và hành vi của ngƣời tiêu dùng khi quyết định chuyển dần từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Điều này giúp cho NTD có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất trên thị trƣờng trực tuyến.

- TMĐT ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, sớm tiếp cận hơn với nền kinh tế số hóa (digital economy). Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển, có thể tạo ra một bƣớc nhảy nhanh nhất để theo kịp sự phát triển của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sách kinh tế qua mạng trực tuyến của khách hàng nhằm phát triển thương mại điện tử tại TP HCM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)