CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.3. Kết quả điều chỉnh thang đo chính thức
Trƣớc khi nghiên cứu chính thức đƣợc tiến hành, cuộc khảo sát thử với mẫu gồm 15 thành viên đƣợc thực hiện nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng hỏi. Đồng thời sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu và loại bỏ thang đo không đạt đủ độ tin cậy (Xem Phụ lục 4). Sau đó thang đo sơ bộ tiếp tục hiệu chỉnh thành thang đo chính thức và đƣa bảng hỏi vào khảo sát chính thức (Xem Phụ lục 2).
Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thang đo sơ bộ:
Phân tích Cronbach’s Alpha: tác giả chọn tiêu chuẩn đánh giá thang đo là 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tƣơng quan biến – tổng > 0,3 (Hoàng Trọng, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố trong mô hình lần lƣợt là:
Bảng 3.7: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ
Thang đo Mã hóa Cronbach’s Alpha
Mong đợi về giá GC 0,751
Nhận thức rủi ro RR 0,805
Cảm nhận về lợi ích LI 0,692
Ảnh hƣởng xã hội XH 0,728
Truyền miệng trực tuyến TM 0,744
Nhƣ đã giới thiệu, các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo các thang đo đã sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại các thị trƣờng nƣớc ngoài. Chúng đƣợc đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung của thang đo.
Qua thảo luận nhóm gồm 15 thành viên, kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Sau khi tiếp tục tiến hành phỏng vấn thử 15 mẫu, kết quả cho thấy cũng không có sự khác biệt nhiều so với kết quả thảo luận nhóm, các thành viên đều hoàn thành bảng câu hỏi đúng thời gian dự định.
Vì vậy, các thang đo này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu chính thức với số lƣợng mẫu lớn hơn, sau đó tiến hành đánh giá thang đo của các khái niệm thông qua hai công cụ chính (1) hệ số tin cậy Cronbach alpha và (2) phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích EFA: Sử dụng phƣơng pháp Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Phân tích nhân tố 28 biến quan sát cho thấy hệ số KMO = 0,707 đạt yêu cầu ≥ 0,5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett = 0,000 đạt yêu cầu ≤ 0,05; tổng phƣơng sai trích đƣợc là 61,526% đạt yêu cầu ≥ 50% và trọng số nhân tố từ 0,50 trở lên.