Kiểm tra các giả định ngầm của hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sách kinh tế qua mạng trực tuyến của khách hàng nhằm phát triển thương mại điện tử tại TP HCM (Trang 85 - 86)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

4.5.3. Kiểm tra các giả định ngầm của hồi quy tuyến tính

- Giả định 1: Giả định về liên hệ tuyến tính

Đồ thị biểu diễn giá trị dự đoán chuẩn hóa (trình bày tại Phụ lục 8) theo phần dƣ chuẩn hóa cho thấy sự phân tán ngẫu nhiên. Chính vì vậy, giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

- Giả định 2: Phân phối chuẩn của phần dƣ.

Biểu đồ tần suất của giá trị phần dƣ chuẩn hoá sau khi hồi quy (trình bày tại Phụ lục 09) có giá trị trung bình bằng 0 (mean = 0) và độ lệch chuẩn 0,983 (Std. Dev. = 0,986, N=182).

Quan sát đồ thị Q-Q Plot của phần dƣ, các điểm quan sát của phần dƣ tập trung khá sát với đƣờng thẳng kỳ vọng, do đó phân phối phần dƣ có dạng chuẩn và thỏa yêu cầu về phân phối chuẩn của phần dƣ.

- Giả định 3: Không có mối quan hệ tƣơng quan giữa các phần dƣ (kiểm tra tính độc lập của sai số)

Dùng đại lƣợng thống kê Durbin-Watson (d) để kiểm định. Đại lƣợng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần dƣ không có tƣơng quan

Ý định mua sách Kinh tế trực tuyến

của khách hàng

Mong đợi về giá

Nhận thức rủi ro Cảm nhận lợi ích Ảnh hƣởng xã hội (chuẩn chủ quan) Truyền miệng trực tuyến

chuỗi với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2. Giá trị d thấp (và nhỏ hơn 2) có nghĩa là các phần dƣ gần nhau có tƣơng quan thuận. Giá trị d lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là các phần dƣ có tƣơng quan nghịch. Vì d = 1,611 nên ta chấp nhận giả thuyết không có sự tƣơng quan chuỗi bậc nhất.

- Giả định 4: không có mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến độc lập (đo lƣờng đa cộng tuyến).

Hệ số VIF đƣợc sử dụng để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Thông thƣờng chỉ số này vƣợt quá giá trị 2 biểu thị cho vấn đề tiềm tàng do đa cộng tuyến gây ra và trên 5 là có đa cộng tuyến. Dựa vào kết quả ở bảng 4.23, hệ số phóng đại phƣơng sai > 1 cho thấy không có đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi mua sách kinh tế qua mạng trực tuyến của khách hàng nhằm phát triển thương mại điện tử tại TP HCM (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)