Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh cj vina agri đến năm 2020​ (Trang 33 - 35)

Tiền lương phản ánh nhiều mối quan hệ trong kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế kế hoạch hố tập trung, tiền lương khơng phải là giá cả của sức lao động, khơng phải là hàng hố cả trong khu vực sản xuất kinh doanh cũng như khu vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là: "Tiền lương được biểu hiện bằng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Được hình thành thơng qua quá trình thảo luận giữa hai bên theo đúng quy định của nhà nước" (Theo Tổ chức Lao động Quốc tế). Thực chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường là giá cả của sức lao động, là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, xã hội, tuân thủ theo nguyên tắc cung cầu giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước. Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối.

Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp:

- Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau: Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu, nĩ phản ánh việc phân phối theo lao động, dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tính cơng bằng, khơng phân biệt tuổi tác, giới tính dân tộc. - Đảm bảo tăng tốc độ, tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân: Đây là nguyên tắc làm cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, tăng năng xuất lao động là điều kiện để phát triển sản xuất.

- Tăng tiền lương bình quân là để tăng sự tiêu dùng: Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, vì khi người lao động làm việc sẽ tiêu hao sức lao động do đĩ cần cĩ sự bù đắp phần hao phí đĩ. Vì vậy trong tiền lương phải tính đến điều đĩ để duy trì sức lao động bình thường cho người lao động để họ tiếp tục làm việc.

- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế quốc dân.

Trong xã hội hiện đại thì các tổ chức, doanh nghiệp, cơng ty ngồi phần tiền lương cố định mà nguồn nhân lực được hưởng thì họ cịn được nhận thêm một phần phúc lợi. Do các tổ chức, doanh nghiệp thấy được sự cần thiết phải cung cấp thêm

19

các dịch vụ khác để phục vụ lợi ích của người lao động, những chương trình, dịch vụ đĩ thơng thường được chúng ta hiểu là phúc lợi của người lao động. Phúc lợi của người lao động gồm tồn bộ những khoản thù lao, hoa hồng… mà người lao động được nhận gián tiếp trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh. Vậy phúc lợi lao động là phần thù lao gián tiếp mà người lao động nhận được dưới dạng gián tiếp, người lao động sẽ nhận được phúc lợi của mình dưới dạng các hình thức hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động, các hình thức nghỉ ngơi vui chơi giải trí … Ngồi tiền lương người lao động cịn nhận được các khoản tiền bổ sung như:

- Phụ cấp: là những khoản thu nhập thêm nhằm mục đích đền bù cho các cơng việc chịu thiệt thịi hoặc ưu đãi cho một số cơng việc cĩ tính chất đặc biệt.

- Trợ cấp: cũng là những khoản tiền thu nhập thêm nhưng khơng mang tính chất thường xuyên như phụ cấp mà chỉ cĩ khi xảy ra một sự kiện nào đĩ.

- Các khoản thu nhập khác: nghỉ phép cĩ lương, cấp nhà hoặc thuê nhà với giá tượng trưng, ăn trưa miễn phí, bồi dưỡng thêm…

- Tiền thưởng: là những khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động.

(Nguồn: Hà Văn Hội (2006). Quản trị nguồn nhân lực. Học viện bưu chính viễn thơng, Tr. 98)

Hình 1.7: Cơ cấu hệ thống trả lương của doanh nghiệp

20

Đãi ngộ vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả cơng việc được giao bằng hình thức: trả lương theo đúng năng lực, tính chất cơng việc, sản lượng cơng việc, tiền thưởng, các khoản phụ cấp,…Đây là một cơng cụ mang tính chất khuyến khích vật chất mạnh mẽ đối với nhân viên, đồng thời cũng là cơng cụ khuyến khích tinh thần cho nhân viên. Tiền thưởng khẳng định tính vượt bậc về thành tích của nhân viên đồng thời cổ vũ cho tồn nhân viên trong doanh nghiệp phấn đấu đạt thành tích cao.

Đãi ngộ tinh thần giữ vai trị quan trọng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu đa dạng của người lao động. Mức sống càng cao thì nhu cầu về tinh thần ngày càng cao, khuyến khích tinh thần chính là biện pháp được áp dụng để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh cj vina agri đến năm 2020​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)