5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Yếu tố môi trường bên ngoài Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
3.4.1. Yếu tố môi trường bên ngoài Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
- Nhân tố vật chất và kinh tế
Cũng như các ngành nghề khác, ngành ngân hàng chịu sự tác động chung của sự phát triển kinh tế tại Việt Nam và trên thế giới. Trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Kể từ khi gia nhập WTO, Lợi thế cạnh tranh trong thời gian này vì vậy không thể bỏ qua việc sở hữu một đội ngũ lao động giỏi, trình độ cao. Vấn đề bổ sung và giữ được nhân tài là rất khó khăn.
Khi nền kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, ngân hàng lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng kinh doanh đòi hỏi ngân hàng phải tuyển thêm người có trình độ, đòi hỏi tăng thu nhập để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi, nhằm nâng cao CLNNL cho hệ thống. Tuyên Quang là tỉnh có nền kinh tế năng động ở khu vực phía Bắc. Đặc biệt Tuyên Quang có nhiều nhà máy sản xuất và nhiều dự án lớn của cả nước đỏi hỏi nhu cầu vốn vay cao, dài hạn. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng NNL tại chi nhánh.
- Nhân tố khoa học công nghệ và thông tin
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đa phải cải tiết kỹ thuật, cải tiến khoa học kỹ thuật và thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng NNL của tổ chức. Vần đề đặt ra cho tổ chức là làm sao phải đào tạo huấn luyện nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại và cao cấp, vì khi khoa học công nghệ thay đổi sẽ có một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa. Đòi hỏi tổ chức phải có thêm nhân viên mới có chất lượng cao.Và tuyển mộ những người này không phải là chuyện dễ. Sự thay đổi khoa học công nghệ
và thông tin trong hệ thống ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc là chỉ cần ít người hơn mà vẫn tạo ra được những giá trị tương tự, nhưng có chất lượng hơn. Điều này cũng đòi hỏi ngân hang phải biết sắp xếp NNL dư thừa.
- Môi trường ngành ngân hàng
Với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các ngân hàng thương mại, ngân hành liên doanh cũng như chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao đang rất lớn. Hiện nay, đang diễn ra cuộc cạnh tranh ngầm gay gắt giữa các ngân hàng để có được NNL này. NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cũng như các ngân hàng sẵn sàng chi trả mức lương rất cao cùng các chính sách đai ngộ khác cho những người có năng lực, hàng năm đều tổ chức các đợt tuyển dụng, điều kiện về kinh nghiệm làm việc không quá cao. Chính vì thế hiện nay ngành ngân hàng đa và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người lao động. Đây là một lợi thế vô cùng lớn để Chi nhánh tìm kiếm và nâng cao chất lượng NNL trong hệ thống.
- Thị trường lao động
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 và xu hướng đến năm 2020, tại Tuyên Quang, nhu cầu nhân lực ngành tài chính – ngân hàng chiếm tỷ trọng 8% tổng số nhu cầu việc làm hàng năm (khoảng 8.000 - 10.000 người/năm), chưa kể nhân lực cần thay thế các vị trí đang làm việc tại nhiều ngân hàng do yêu cầu tái cơ cấu và phát triển hệ thống ngân hàng. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu nhân lực nhóm ngành tài chính – ngân hàng càng cao, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ngân hàng, tư vấn, phân tích tín dụng, quản lý rủi ro, marketing và tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, tài chính mới… Người học ngành tài chính - ngân hàng không chỉ hoàn toàn làm việc tại các ngân hàng là thành công, nhiều vị trí khác như chứng khoán, tài chính doanh nghiệp, tài chính cơ quan sự nghiệp thuộc các thành phần kinh tế luôn cần kiến thức chuyên ngành tài chính - ngân hàng. Chính vì thế NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang từ nay đến năm 2020 luôn chú trọng đầu tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng kịp thời xu thế của thị trường cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.