Giải pháp nâng cao công tác đánh giá lao độngtại Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Giải pháp nâng cao công tác đánh giá lao độngtại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Cơ sở hình thành giải pháp

Giải pháp nâng cao công tác đánh giá lao động tại NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được hình thành căn cứ vào sự hạn chế của công tác này đươc nêu ra trong kết quả phần tích, cụ thể: Việc đánh giá nhân viên còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ quản lý, lãnh đạo phòng ban mà chưa đánh giá dựa trên phiếu khảo sát của nhân viên và khách hàng nên chưa đảm bảo tính khách quan, công bằng chính xác. Bên cạnh đó, các tiêu chí dùng để đánh giá cán bộ cũng chưa được Chi nhánh xây dựng chi tiết, cụ thể, các tiêu chí đánh giá chung chung trên quy định của Hội sở nên không phù hợp với kết quả hoạt động tại Chi nhánh. Kết quả đánh giá chưa thực sự là cơ sở để nhân viên ngân hàng đúc rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả công việc.

Mục đích giải pháp

Tác giả đề xuất giải pháp với mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đánh giá cán bộ. Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở để đưa ra các quyết định sử dụng, hay đào tạo lại đối với nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh một cách toàn diện.

Nội dung giải pháp

- Đưa công tác nhận xét đánh giá cán bộ NHNN&PTNT, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đi vào nền nếp, đảm bảo có chất lượng. Thực hiện nhận xét, đánh giá cán bộ kể cả nhân viên Chi nhánh hàng năm, kết thúc nhiệm kỳ và trước khi chuyển công tác, đảm bảo quy trình khách quan, công tâm, toàn diện. Đặc biệt phải thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình trong nhận xét đánh giá cán bộ, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh.

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, các nhà lãnh đạo nên tham khảo ý kiến của người lao động nhiều hơn nữa, nên tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến đóng góp của người lao động để từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá thật chuẩn xác.

- Cần năng cao hơn nữa tính minh bạch của những buổi nói chuyện giữa nhân viên và lãnh đạo Chi nhánh.Bởi quyết định đánh giá về tình hình thực hiện công việc này được đưa ra trong những buổi nói chuyện. Do đó khi tổ chức các buổi nói chuyện cần có thêm sự có mặt của đại diện công đoàn, lãnh đạo cấp cao hơn và phải ghi lại biên bản cuộc họp để có thể đối chiếu khi xảy ra khiếu nại.

- Tổ chức bộ phận chuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá nhân viên. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc CBCNV thực hiện nội quy, quy chế tại Chi nhánh, theo dõi, lấy ý kiến để đánh giá nhân viên. Việc đánh giá nhân viên được thực hiện riêng biệt sẽ tạo ra sự công bằng, khách quan.

- Sau khi thực hiện đánh giá cán bộ, chi nhánh cần tiến hành các biện pháp khen thưởng để cán bộ nhân viên Chi nhánh có động lực phấn đấu tự hoàn thiện chất lượng bản thân trong kỳ đánh giá tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)