5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Thực trang công tác nâng cao trí lực
3.3.1.1. Thực trạng công tác hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được thực hiện thông qua việc dự báo nhân sự trong từng thời kỳ với từng vị trí. Theo đó, việc dự báo, hoạch định nguồn nhân lực trong các năm như sau:
Bảng 3.12. Công tác hoạch định nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Tuyển mới 7 11 4 6 9 3 5 9 4 Chuyển vị trí mới trong Chi nhánh 6 8 2 7 8 1 6 9 3 Nghỉ hưu 4 4 5 5 3 3 Nghỉ việc 2 4 2 1 3 2 2 3 1
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Thống kê trong bảng 3.12 cho thấy công tác hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đạt hiệu quả chưa cao khi luôn có sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn. Điều này là cho thấy công tác Hoạch định nguồn nhân lực tại Chi nhánh không bám sát theo các kế hoạch chiến lược, và tình hình thực tiễn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh giai đoạn vừa qua.
Kết quả khảo sát nhân viên về Hoạch định nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang thời gian qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát về công tác hoạch định nguồn nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
ĐVT: Số phiếu
Chỉ tiêu Thang điểm Giá
trị TB
Xếp loại
1 2 3 4 5
Công tác tác hoạch định nguồn nhân lực được thực hiện bám sát nhu cầu thực tiễn và mục tiêu của Chi nhánh
5 11 43 16 12 3,22 Trung
bình
Kế hoạch tăng, giảm nhân sự tại các
phòng ban của Chi nhánh là thỏa đáng 3 12 39 21 12 3,31 Trung bình
Kế hoạch sử dụng nhân lực phù hợp với
năng lực và chuyên môn của lao động 4 8 35 22 18 3,48 Tốt
Công tác tác hoạch định nguồn được xây dựng giúp ngân hàng chủ động trong sắp xếp nhân sự trong mọi tình huống
8 15 34 18 12 3,13 Trung
bình
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả năm 2018
Kết quả khảo sát bảng 3.13 cho thấy Kế hoạch sử dụng nhân lực NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhằm phù hợp với năng lực và chuyên môn của lao động đã được thực hiện khá tốt, đạt giá trị trung bình là 3,48 điểm. Điều này cho thấy công tác hoạch định nguồn nhân lực tại chi nhánh đã có sự cân nhắc, quan tâm chặt chẽ đến chuyên môn lao động, nhằm đảm bảo công việc được thực hiện tốt.
Tuy nhiên, ngoài chỉ tiêu “Kế hoạch tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của Chi nhánh là thỏa đáng”, các tiêu chí còn lại trong công tác hoạch định nguồn nhân lực tại chi nhánh đều không được đánh giá cao. Điểm trung bình của các yếu tố giao động từ 3,13 đến 3,21 điểm. Từ đây cho thấy công tác Hoạch định nguồn nhân lực tại Chi nhánh chưa bám sát nhu cầu thực tiễn và mục tiêu của Chi nhánh, kế hoạch tăng - giảm nhân sự tại các phòng ban của Chi nhánh còn chưa thỏa đáng, Kế hoạch nhân sự chưa thật sự linh động giúp Chi nhánh sắp xếp được những nhân sự trong những tình huống thiếu hụt nhân sự không lường trước. Như vậy, công tác Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang chưa được thực hiện hiệu quả. Điều này gây ảnh hưởng đến việc đào tạo, bố trí sắp xếp công việc cho đội ngũ cán bộ Chi nhánh cũng như ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân lực trong các bộ phận.
3.3.1.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết phải căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên tại Chi nhánh hiện
nay .Việc tuyển dụng lao động do Phòng Nhân sự tại Hội sở chính thực hiện: Từ khâu khảo sát nhu cầu tuyển dụng, đăng thông báo tuyển dụng, tổ chức thi tuyển, công bố kết quả tuyển dụng. Việc tuyển dụng được thực hiện công khai trong toàn quốc nên có thể nói quá trình tuyển dụng được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch.
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình tuyển dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Hội sở NHNo&PTNT Việt Nam
Các bước trong quy trình tuyển dụng nhân sự tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang khá chặt chẽ. Điều này hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong quá trình tuyển dụng. Căn cứ ra quyết định tuyển dụng dựa vào kết quả thi tuyển và dựa trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh đảm nhận. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng, tạo động lực để cán bộ tự hoàn thiện bản thân phù hợp với chức danh đảm nhận. Đây là tiền để để nâng cao trí lực cho đội ngũ nhân lực tại Chi nhánh.
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về công tác tuyển dụng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
ĐVT: Số phiếu
Chỉ tiêu Thang điểm Giá trị
TB Xếp loại
1 2 3 4 5
Công tác tuyển dụng nhân lực được thực
hiện công khai, minh bạch, công bằng 4 8 34 18 23 3,55 Tốt
Công tác tuyển dụng được thực hiện
theo đúng nhu cầu nhân lực 7 11 38 15 16 3,25
Trung bình
Công tác tuyển dụng được thực hiện
khoa học 8 14 42 16 7 3,00
Trung bình
Chất lượng nhân lực được tuyển dụng mới là tốt, đáp ứng được yêu cầu của vị trí được bố trí
2 6 43 17 19 3,52 Tốt
Những nhân viên trúng tuyển được bố trí
công việc phù hợp với vị trí tuyển chọn 3 7 39 21 17 3,48 Tốt
Công tác tuyển dụng nhân sự tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được thực hiện khá tốt, nhiều tiêu chí được đánh giá cao. Cụ thể, hoạt động tuyển dụng nhân sự tại chi nhánh được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, được đội ngũ lao động tại ngân hàng đánh giá tốt với 3,55 điểm. Quy trình tuyển dụng chặt chẽ, rõ ràng với các tiêu chí tuyển dụng phù hợp khiến chất lượng nhân lực được tuyển dụng mới là tốt, đáp ứng được yêu cầu của vị trí được bố trí, ngoài ra những nhân viên trúng tuyển được bố trí công việc phù hợp với vị trí tuyển chọn.
Hàng năm, Chi nhánh sẽ thống kê nhu cầu nhân lực và chuyển lên Hội sở để thực hiện kế hoạch tuyển dụng, tuy nhiên, hoạt động tuyển dụng của ngân hàng chỉ diễn ra một năm 1-2 lần, chính vì vậy, nhiều khi chi nhánh bị thiếu hụt nhân lực đột ngột (do nhân viên thôi việc, thai sản, nghỉ ốm,…) nhưng lại không được bổ sung ngay mà phải đợi đợt tuyển dụng định kỳ. Đội ngũ nhân lực làm công tác tuyển dụng còn mỏng nên mỗi đợt tuyển dụng, Chi nhánh không thực hiện được liên tục mà phải bố trị thành nhiều đợt tuyển dụng, nhiều vòng thi tuyển, gây bất lợi cho cá nhân ứng tuyển khi phải đi lại nhiều lần, từ đó đối tượng phỏng vấn không đánh giá cao tính hợp lý của công tác tuyển dụng tại Chi nhánh và nội dung chỉ đạt điểm số đánh giá ở mức trung bình (3,00 điểm).
3.3.1.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Mặc dù chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực đã được nâng cao, nhưng không vì thế mà lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang xem nhẹ việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh, hàng năm Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính có trách nhiệm phối hợp cùng với cấp quản lý các đơn vị trực thuộc cập nhật nhu cầu đào tạo hàng tháng, hàng quý cho chi nhánh.
Bảng 3.15. Số lượng các khóa đào tạo tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Khóa đào tạo
Các khóa đào tạo 2015 2016 2017 Hình thức đào tạo
Kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng 2 2 3 Tập trung Ngắn hạn Kỹ năng sử dụng các phần mềm quản lý
của ngân hàng 3 3 3 Tập trung Ngắn hạn
Kỹ năng thuyết trình 1 1 1 Tập trung Ngắn hạn
Kỹ năng quản lý thời gian và hiệu quả
công việc 1 1 1 Tập trung Ngắn hạn
Kỹ năng lãnh đạo 1 1 1 Tập trung Ngắn hạn
Nghiệp vụ ngân hàng 2 3 4 Tập trung Ngắn hạn
Nghiệp vụ đánh giá hiệu quả công việc 1 1 2 Tập trung Ngắn hạn Nghiệp vụ quản trị rủi ro ngân hàng 1 2 3 Tập trung Ngắn hạn
Ngân hàng tập trung nhiều vào các lớp mang tính nghiệp vụ chuyên môn cao như: các khóa đào tạo các phần mềm quản lý của ngân hàng, đặc biệt là phần mềm quản lý tín dụng đòi hỏi mọi cán bộ nhân viên cần phải hiểu và sử dụng thành thạo; các khóa học nghiệp vụ ngân hàng, quản lý rủi ro, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng luôn được quan tâm bởi đây là nghiệp vụ các cán bộ tín dụng, giao dịch viên, kế toán, ngân quỹ, quản lý rủi ro, các cấp quản lý,... cần phải nắm rõ và không được phép sai sót. Giảng viên đều là những người học vị cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và giảng dạy.
Đối với đào tạo nhân viên mới: Cho tới nay, 100% nhân viên mới đều phải trải qua khoá đào tạo bắt buộc (có sát hạch chất lượng) trước khi chính thức vào làm việc. Các khoá học này thường kéo dài 2 tuần và bao gồm hai phần nội dung chính: Giớii thiệu các thông tin tổng quan về Agribank và trang bị các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, giúp nhân viên làm quen với công việc.
Đối với đào tạo cập nhật, nâng cao: Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, những thay đổi của hệ thống hay trước sự ra đời của các gói sản phẩm mới, các lớp đào tạo với mục đích cập nhật hay nâng cao sẽ được mở. Tuy nhiên, số lượng học viên còn tương đối hạn chế.Các nhân viên sau khi được đào tạo sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn cho các nhân viên khác ở cùng bộ phận hay cùng địa bàn.
ĐVT: Số người
Hình 3.6. Tổng số nhân lực được đào tạo tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang)
Như vậy số lượng nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được đào tạo năm 2017 là 42 người chiếm 48,28% trong tổng số nhân lực toàn chi nhánh. So với năm 2016 số nhân lực
được đào tạo tăng 6 người. Như vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã nhận được sự quan tâm của Hội sở trong công tác đào tạo phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn bởi trong thời kỳ mà các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt như hiện nay thì đào tạo được đánh giá là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng đáp ứng nhu cầu công việc.
Bảng 3.16. Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựctại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
ĐVT: Số phiếu
Chỉ tiêu
Thang điểm Giá
trị TB
Xếp loại
1 2 3 4 5
Các lớp tập huấn nâng cao trình độ
tại chi nhánh diễn ra thường xuyên 3 5 36 30 13 3,52 Tốt Giảng viên có trình độ cao và khả
năng truyền đạt thu hút, dễ hiểu 2 7 25 36 17 3,68 Tốt Nội dung đào tạo là hữu ích và gắn
liền với thực tiễn công việc tại chi nhánh
4 9 28 29 17 3,53 Tốt
Công tác đào tạo có sự đồng bộ giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự.
6 12 42 13 14 3,20 Trung bình
Công tác đào tạo cán bộ có sự cân đối, phù hợp giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu tham gia.
8 12 38 16 13 3,16 Trung bình
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo cán bộ được trang bị một cách đầy đủ.
8 13 24 18 24 3,43 Tốt
Sau khóa đào tạo, trình độ của cán
bộ được nâng cao. 5 8 24 29 21 3,61 Tốt
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả năm 2018
Kết quả điều tra cho thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được đánh giá tốt. Các lớp tập huấn nâng cao trình độ tại chi nhánh diễn ra thường xuyên, giảng viên có trình độ cao và khả năng truyền đạt thu hút, dễ hiểu, nội dung đào tạo là hữu ích và gắn liền với thực tiễn công việc tại chi nhánh, công tác đào tạo có sự đồng bộ giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự, công tác đào tạo cán bộ có sự cân đối, phù hợp giữa số lượng, chất lượng và
cơ cấu tham gia, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo cán bộ được trang bị một cách đầy đủ, sau khóa đào tạo, trình độ của cán bộ được nâng cao. Các nội dung trên đều có điểm đánh giá cao, đạt trung bình từ 3.43 đến 3.68 điểm.
Tuy nhiên, ngoài các nội dung nhận được phản hồi tốt từ phía các cán bộ ngân hàng, vẫn còn 2 nội dung của công tác đào tạo chỉ nhận được đánh giá trung bình là Công tác đào tạo cán bộ có sự cân đối, phù hợp giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu tham gia chỉ đạt 3.16 điểm và Công tác đào tạo có sự đồng bộ giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự 3.2 điểm. Các cán bộ ngân hàng tại chi nhánh cho biết, các nghiệp vụ kho quỹ, nghiệp vụ chăm sóc khách hàng hay các lớp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ còn chưa thực sự được quan tâm, số lượng các khóa học cho các nghiệp vụ còn ít. Ngoài ra, nội dung đạo tạo nhiều khi được lên kế hoạch chung từ đầu năm tại hội sở chính chứ chưa căn cứ trên thực trạng nhân sự tại chi nhánh. Đây chính là những điểm yếu mà chi nhánh cần khắc phục trong thời gian tới.
Đối với công tác đánh giá sau đào: Sau mỗi quá trình đào tạo, mức độ hoàn thành khóa học được quy định cụ thể như sau:
- Số điểm đạt từ 8 - 10 điểm: Hoàn thành xuất sắc khóa học; - Số điểm đạt từ 5 - dưới 8 điểm: Hoàn thành khóa học; - Dưới 5 điểm: Chưa hoàn thành khóa học.
ĐVT: Số người
Hình 3.7. Kết quả của học viên tại các khóa đào tạo giai đoạn 2015-2017
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Có thể thấy số lượng lao động hoàn thành khóa học đạt 100% qua 3 năm, trong đó có tới hơn 30% lao động hoàn thành xuất sắc khóa học. Số lượng lao động hoàn thành xuất sắc khóa học tăng dần qua các năm, từ 11 người năm 2015 tăng lên thành 12 người năm 2016 và 16 người năm 2017. Không có lao động nào không hoàn
thành khóa học. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh.
3.3.1.4. Thực trạng công tác đánh giá nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Đánh giá nguồn nhân lực là một hoạt động trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được thực hiện hàng tháng theo các tiêu chí sau:
Bảng 3.17. Biểu đánh giá thực hiện công việc tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Tuyên Quang