Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 106 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với tư cách là tổ chức chủ quản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cần tiếp tục duy trì các cam kết hỗ trợ và điều phối nguồn lực để khối có điều kiện tốt nhất trong quá trình hoạch định và thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Ngân hàng cần tổ chức thêm các hoạt động truyền thông để tăng cường sự hiểu biết trong nội bộ về các đơn vị mới thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển các giá trị văn hoá chung trong toàn ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần khẩn trương xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng: hiện nay, đa số các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng một cách phổ biến nhưng ở VN chưa được nhiều ngân hàng xây dựng. Cho nên, NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc về chức danh công việc và tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng, từ đó làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ ngành ngân hàng theo các cấp độ đào tạo khác nhau cho từng vị trí công việc.

KẾT LUẬN

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể về năng lực tài chính, quy mô và chất lượng dịch vụ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã và đang ngày càng có những bước phát triển vượt bậc. Đóng góp vào thành công đó là đội ngũ nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang ở các cấp độ và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới, tự do hóa và mở cửa hội nhập, mở cửa thị trường tài chính tiền tệ, đội ngũ nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và còn phải đương đầu với những thách thức, cam go mới. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Từ những lý do trên luận văn chọn đề tài nêu trên làm mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kinh nghiệm của một số ngân hàng các nước, thành công và đang trong quá trình tìm hướng đi, luận văn đa xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của một tổ chức trong nền kinh tế thị trường nói chung và hội nhập nói riêng.

Thứ hai, qua phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, luận văn đã chỉ ra những thiếu hụt về năng lực của đội ngũ nhân lực, những tồn tại trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, thông qua lý luận nhận rõ thực trạng và dựa trên các quan điểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang về phương hướng phát triển của hệ thống và của đội ngũ nhân lực, luận văn

đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề có nội hàm rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, đến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Luận văn đã khuyến nghị phương hướng nâng cao chất lượng nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang và khuyến nghị đồng bộ hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực những năm tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nội vụ (2014), Phương pháp xác định các kỹ năng cần thiết cho từng loại cán bộ công chức, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Trần Xuân Cầu (2008), Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2003), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Lao

động xã hội, Hà Nội.

4. Trần Kim Dung (2016), Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Thống kê 5. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nhân sự, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

6. Phan Thị Mỹ Dung (2012), Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB, NXB Đại học Đà Nẵng

7. Nguyễn Hữu Dũng (2014), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Việt Nam.

8. Nguyễn Đình Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2017), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội.

9. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2015), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập I, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2014), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập II, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (2011), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2015), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13. Hoàng Văn Hải (2006), Giáo trình quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Kiều Hoa (2015), Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh

truyền hình Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Tô Ngọc Hưng (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Học viện ngân hàng.

16. Vũ Hồng Liên (2013), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường, Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động xã hội.

17. Vũ Thị Mai (2012), Kinh tế quản lý nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

18. Trần Hoài Nam (2017), SHB hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Tạp chí Đấu Thầu tháng 11/2017.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Đề án chiến lược phát triển tổng thể ngành Ngân hàng đến năm 2020.

20. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2015-2017.

22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo thường niên năm 2015-2017.

23. Bùi Văn Nhơn (2010), Quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Phạm Đức Thành (2014), Giáo trình quản lý nhân lực, NXB Giáo dục. 25. Phạm Đức Tiến (2013), Quản trị nhân lực đào tạo tại Seabank, Luận văn thạc sỹ. 26. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa

học và kỹ thuật Hà Nội.

27. Phạm Quang Sáng (2006), Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lao động có trình độ cao đẳng và đại học nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam, Luận án tiến sỹ.

II. Tài liệu tiếng Anh

28. Ikebukuro. K (2015), Mitsubishi UFJ Bank’s HRM - Key to success, JBD Publishing House.

29. Uddin. M (2016), Green human resource management practice of U.S Citibank,

University of Draka.

30. United Nation Organization (2000), World Development Indicators, World Bank report.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN

(Dành cho đối tượng là cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang)

Tôi xin cam kết thông tin của Quý anh (chị) chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích thương mại.Tất cả những thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý anh (chị).

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:… ... Giới tính: Nam  Nữ 

Nhóm tuổi:

Từ 21 đến 30 tuổi  Từ 41 đến 50 tuổi  Từ 31 đến 40 tuổi  Trên 50 tuổi 

Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình Độc thân

Vị trí công tác: Cán bộ quản lý Nhân viên

Phòng ban công tác: ... Số năm công tác: Từ 1- 10 năm  Từ 11 đến 20 năm  Từ 20 năm trở lên  Trình độ học vấn:

Trên đại học  Cao đẳng, trung cấp 

Đại học  Sơ cấp  Khác  Lương trung bình/tháng (đồng): Dưới 5 triệu  Từ 5 triệu đến 7,9 triệu  Từ 8 triệu đến 10 triệu  Trên 10 triệu 

PHẦN 2: PHẦN ĐÁNH GIÁ

Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Anh (Chị) về mức độ hài lòng đối với mỗi phát biểu dưới đây.

Xin đánh dấu « V » vào cột phù hợp theo quy ước:

1 2 3 4 5 Rất không hài lòng (Rất kém) Không hài lòng (Kém) Không ý kiến (Bình thường) Hài lòng (Tốt) Rất hài lòng (Rất tốt)

Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5

A. Nâng cao trí lực

A1. Công tác hoạch định nguồn nhân lực

Công tác tác hoạch định nguồn nhân lực được thực hiện bám sát nhu cầu thực tiễn và mục tiêu của Chi nhánh

Kế hoạch tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của Chi nhánh là thỏa đáng

Kế hoạch sử dụng nhân lực phù hợp với năng lực và chuyên môn của lao động

Công tác tác hoạch định nguồn được xây dựng giúp ngân hàng chủ động trong sắp xếp nhân sự trong mọi tình huống

A2. Công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng nhân lực được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng

Công tác tuyển dụng được thực hiện theo đúng nhu cầu nhân lực

Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5

Chất lượng nhân lực được tuyển dụng mới là tốt, đáp ứng được yêu cầu của vị trí được bố trí

Những nhân viên trúng tuyển được bố trí công việc phù hợp với vị trí tuyển chọn

A3. Công tác đào tạo

Các lớp tập huấn nâng cao trình độ tại chi nhánh diễn ra thường xuyên

Giảng viên có trình độ cao và khả năng truyền đạt thu hút, dễ hiểu

Nội dung đào tạo là hữu ích và gắn liền với thực tiễn công việc tại chi nhánh

Công tác đào tạo có sự đồng bộ giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự.

Công tác đào tạo cán bộ có sự cân đối, phù hợp giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu tham gia.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo cán bộ được trang bị một cách đầy đủ.

Sau khóa đào tạo, trình độ của cán bộ được nâng cao.

A4. Đánh giá nhân lực

Công tác đánh giá nguồn nhân lực diễn ra thường xuyên

Các tiêu chí đánh giá là phù hợp

Kết quả đánh giá nhân viên là chính xác, công bằng Kết quả đánh giá là cơ sở để nhân viên rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng

B. Nâng cao tâm lực B1. Đãi ngộ nhân lực

Mức lương nhận được xứng đáng với công việc được giao

Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5

Mức tiền thưởng hiện nay là phù hợp

Nhân viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội

Điều kiện làm việc tại ngân hàng được đảm bảo

B2. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đã được quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc, thường xuyên

Các hoạt động tuyên truyền và giáo dục về văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động nâng cao được ý thức, tinh thần làm việc

Các hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động gắn kế với nhau và gắn kết với doanh nghiệp, tạo ra tinh thần làm việc tích cực

C. Nâng cao thể lực

Công tác khám sức khỏe được tổ chức thường xuyên Khám sức khỏe giúp người lao động phát hiện ra các vấn đề sức khỏe và có hướng điều trị

Hoạt động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe được tổ chức thường xuyên, giúp nâng cao thể lực cho người lao động

Ý kiến của anh (chị) về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

...

...

...

...

...

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN

(Dành cho đối tượng là khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang)

Tôi xin cam kết thông tin của Quý anh (chị) chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích thương mại.Tất cả những thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý anh (chị). Xin đánh dấu « V » vào cột phù hợp theo quy ước:

1 2 3 4 5 Rất không hài lòng (Rất kém) Không hài lòng (Kém) Không ý kiến (Bình thường) Hài lòng (Tốt) Rất hài lòng (Rất tốt)

Câu 1: Xin Ông/ bà cho biết đánh giá của ông/bà về cán bộ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Tiêu chí Thang điểm

1 2 3 4 5

Nhân viên ngân hàng có đạo đức nghề nghiệp, khách hàng có thể tin tưởng vào đội ngũ nhân viên của ngân

hàng, cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch Nhân viên ngân hàng có tinh thần trách nhiệm cao trong

công việc

Nhân viên có tác phong nhanh nhẹn để phục vụ khách hàng

Ngân viên ngân hàng rất nhiệt tình tư vấn khi khách hàng có thắc mắc hay vấn đề gì liên quan

Nhân viên ngân hàng luôn có thái độ lịch sự, chu đáo với khách hàng

Câu 2: Ông/ bà vui lòng đưa ra những góp ý cho nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang?

……… ……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 106 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)