5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Cơ sở hình thành giải pháp
Giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng nhân lực NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được hình thành căn cứ vào sự hạn chế của công tác này đươc nêu ra trong kết quả phần tích, cụ thể quy trình tuyển dụng vẫn chưa khoa học. Đội ngũ nhân lực làm công tác tuyển dụng còn mỏng nên mỗi đợt tuyển dụng, Chi nhánh không thực hiện được liên tục mà phải bố trị thành nhiều đợt tuyển dụng, nhiều vòng thi tuyển. Điều này gây bất lợi cho cá nhân ứng tuyển khi phải đi lại nhiều lần.
Mục đích thực hiện giải pháp
Đề xuất thực hiện giải pháp với mong muốn giúp Chi nhánh tuyển dụng được nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng phù hợp với các vị trí công việc sắp xếp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng vào chi nhánh, tạo tiền đề cho các hoạt động đào tạo, phát triển sau này.
Nội dung giải pháp
- Xây dựng chính sách tuyển dụng khoa học thể hiện được tính thực tiễn và đặc thù của NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời cần điều chỉnh phương pháp và quy trình thi tuyển theo hướng đặt hiệu quả lên đầu, giảm bớt các thủ tục hành chính trong thi tuyển. Phải đặt thứ tự ưu tiên cho từng loại tiêu chuẩn và áp dụng thống nhất các tiêu chí tuyển chọn thì mới đảm bảo được độ tin cậy và hiệu quả của công tác tuyển dụng. Dựa trên kết quả quy hoạch công chức để lựa chọn những người có tiềm năng và cho phép họ có chương trình tranh cử với những phương án riêng.
- Trong quá trình tuyển dụng, nên đưa thêm những những câu hỏi tình huống về công việc cụ thể trong ngân hàng với từng vị trí đó nhằm đánh giá trí lực và tâm lực nguồn ứng viên tốt hươn. Đồng thời cũng nên đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm về đạo đức công việc. Những câu hỏi này sẽ giúp cho các chuyên viên tuyển dụng dự đoán được các hành vi không trung thực trong tương lai của người dự tuyển.
- Chi nhánh nên tổ chức đợt khám sức khỏe cho ứng viên để kiểm tra một cách chính xác tình hình sức khỏe của họ chứ không nên căn cứ vào giấy khám sức khỏe mà các ứng viên dự tuyển nộp
Điều kiện thực hiện giải pháp
Chi nhánh phải thành lập được Hội đồng tuyển dụng chuyên trách và phải tăng thêm nguồn kinh phí cho hoạt động tuyển dụng để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các hoạt động của tuyển dụng như: khám sức khỏe; thi tiếng anh, xử lý tình huống…
4.2.3. Giải pháp nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Cơ sở hình thành giải pháp
Giải pháp nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được hình thành căn cứ vào sự hạn chế của công tác này đươc nêu ra trong kết quả phần tích, cụ thể hoạt động đào tạo mới chỉ tập trung vào các nghiệp vụ Tín dụng, thanh toán quốc tế, kế toán. Các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kho quỹ, nghiệp vụ chăm sóc khách hàng hay các lớp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ còn chưa thực sự quan tâm, số lượng các khóa học cho các nghiệp vụ còn ít, tạo ra sự thiếu đồng đều trong công tác đào tạo. Ngoài ra, nội dung đạo tạo nhiều khi được lên kế hoạch chung từ đầu năm tại hội sở chính chứ chưa căn cứ trên thực trạng nhân sự tại chi nhánh, dẫn đến việc nhiều khi công tác đào tạo còn chưa có sự đồng bộ giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự.
Mục đích thực hiện giải pháp
Giải pháp được thực hiện với mục đích nâng cao mức độ đồng bộ trong công tác đào tạo, thông qua việc xác định chính xác mục tiêu đào tạo; đối tượng đào tạo; kế hoạch đào tạo và bổ sung kinh phí hợp lý phục vụ đào tạo.
Nội dung giải pháp
- Xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chính xác, hợp lý theo một trình tự nhất định trong việc xác định các yếu tố của quá trình đào tạo về:
+ Nhu cầu của các phòng, ban, bộ phận; + Nhu cầu công việc;
+ Nhu cầu của người lao động;
+ Tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh;
+ Chủ trương, chính sách của Chi nhánh: Nguồn tài chính, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ,…
Kế hoạch đào tạo: phải được xây dựng rõ ràng, cụ thể, việc thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại và kế hoạch hoạt động trong tương lai của Chi nhánh. Chi phí đào tạo phải được tính toán cụ thể, hạn chế tối đa phát sinh những chi phí liên quan khi thực hiện. Đào tạo phải gắn liền với bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách duy trì nuôi dưỡng nhân lực.
- Lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp: Để xác định được bộ phận nào cũng như đối tượng nào cần dựa vào công tác đánh giá thực hiện công việc, phân tích công việc và công tác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đào tạo hàng năm để xác định nên đào tạo đối tượng nào thuộc bộ phận, phòng, ban nào để đào tạo đúng đối tượng.
- Lựa chọn hình thức đào tạo cho phù hợp: Dựa vào mục tiêu, đường lối và đối tượng được cử đi đào tạo để lựa chọn hình thức đào tạo cho phù hợp. Các hình thức đào tạo bao gồm: đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao nghiệp vụ hay kỹ năng mềm.
- Xác định số lượng và cơ cấu nhân viên được cử đi đào tạo dựa vào tình hình của kế hoạch đào tạo và thực trạng về trình độ của người lao động để quyết định nên đào tạo với số lượng là bao nhiêu và cơ cấu ra sao.
- Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo cho phù hợp với phương châm và mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh để quá trình đào tạo mang lại hiệu quả tốt nhất, phát huy tối đa năng lực làm việc của người lao động sau quá trình được cử đi đào tạo.
- Nội dung đào tạo: đào tạo lý thuyết phải song song với thực hành và tình tình thực tế cũng như các nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh. Nội dung kiến thức đào tạo phải phù hợp với nhu cầu và mục đích, liên tục được cập nhật, đổi mới, bắt kịp xu thế chung. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng cần chú ý đến đào tạo cho đội ngũ cán bộ các kỹ năng cần thiết trong công việc như: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng giải quyết khiếu nại, phàn nàn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tiếng Anh, …
- Xác định thời gian đào tạo cụ thể để tránh tình trạng lãng phí về thời gian, về chi phí.
- Xây dựng chương trình đánh giá sau đào tạo: Chương trình này nhằm mục đích đánh giá chất lượng NNL sau đào tạo, đội ngũ cán bộ sau khi được đào tạo đã
tích lũy thêm được những kiến thức, kĩ năng gì, nó có làm tăng chất lượng, hiệu quả công việc không? Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang có thể thuê chuyên gia xây dựng các bài kiểm tra đánh giá để đánh giá chất lượng nhân sự sau đào tạo ngay sau khi kết thúc một khóa đào tạo.
Sau mỗi khóa đào tạo, Chi nhánh cũng cần lấy ý kiến đánh giá, đóng góp của cán bộ tham gia đào tạo về nội dung, hình thức, cách thức, quy trình đào tạo để hiểu được cán bộ chi nhánh cần gì và mong muốn gì về một chương trình đào tạo, làm cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp các chương trình đào tạo triển khai lần sau.
- Sử dụng cán bộ sau đào tạo: sau khi kết thúc đào tạo, cần sắp xếp, bố trí những cán bộ đó vào những vị trí công việc phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo, giúp người lao động nhận thấy kiến thức mình học được được sử dụng trong công việc, việc học là có ích.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện thành công giải pháp, Chi nhánh cần có tiềm lực tài chính để bổ sung đủ nguồn kinh phí phục vụ đào tạo. Đồng thời, cần thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá cán bộ sau đào tạo để đảm bảo cán bộ sau đào tạo có chất lượng tốt nhất.