Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện định hướng chiến lược kinh doanh của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc không ngừng củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo quyết định số 173/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 04 tháng 07 năm 2003 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/08/2003.

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.

- Tên viết tắt: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Tên giao dịch: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ

Là chi nhánh cấp II, theo quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 169/QĐ- HĐQT- 02 ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chức năng nhiệm vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang gồm:

- Huy động vốn

+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và nước ngoài bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Agribank.

+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Agribank.

+ Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc Agribank cho phép.

- Cho vay vốn:

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế.

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Kinh doanh ngoại hối:

Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, của Agribank Việt Nam.

- Kinh doanh dịch vụ:

Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ khác được Agribank cho phép.

- Cân đối điều hòa vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh Agribank trực thuộc trên địa bàn.

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Agribank.

- Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: góp vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được Agribank cho phép.

- Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (nếu được Tổng giám đốc Agribank giao).

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp ủy quyền của Agribank.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Hàng năm, cán bộ, viên chức trong Chi nhánh có các khoản đóng góp để ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)