Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức phụ trách công tác Đảng, đoàn thể tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

"

Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị phải gắn với công tác xây dựng Đảng, các cấp ủy đảng phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc học tập, quá triệt, nghiên cứu nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ để đảng viên nắm vững những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước nói chung, và công tác đảng, đoàn nói riêng. Từ đó vận dụng vào thực tiễn cơ sở mình, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động sát thực tế, có tính khả thi để tổ chức thực hiện đạt kết quả.

Hai là, thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý cán bộ, vì vậy cần phân cấp, xác định rõ công tác cán bộ là trách nhiệm của mỗi cấp ủy, đảng, thực hiện tốt việc quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ theo quyền hạn, trách nhiệm được phân công, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định công tác cán bộ phải thực sự dân chủ, công khai. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời và đề ra những giải pháp phù hợp để xây dựng đội ngũ vững chắc trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Ba là, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển,… cán bộ; đồng thời thực hiện tốt các chính sách CBCC đả, bảo quyền lợi cho cán bộ, làm tốt công tác động viên khen thưởng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, biểu hiện xấu. Kiên quyết đưa những người không còn đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy lãnh đạo của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể.

Bốn là, phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong xây dựng ĐNCB, xây dựng cơ chế cụ thể để nhân dân cùng tham gia, giám sát đóng góp ý, đề cao công tác tự phê bình và phê bình.

Năm là, thực hiện tốt các quy định của Đảng và Nhà nước về chính sách chế độ với CB các cấp: chế độ tiền lương, chế BHXH, tinh giản biên chế, chế độ hưu trí một cách kịp thời, chính xác, đảm bảo sự công bằng.

Sáu là, cần đánh giá về mối quan hệ, tổng thể và liên thông giữa các khâu trong công tác CB, các tác động giữa các khâu quản lý cán bộ. Từ công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, điều động, luân chuyển, điều động,... Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác đảng và đoàn thể."

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Quy mô chất lượng đội ngũ CBCC phụ trách CTĐ, ĐT tại thành phố Sông Công

- Thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC phụ trách CTĐ, ĐT tại thành phố Sông Công hiện nay thế nào?

- Đánh giá ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng ĐN CBCC phụ trách CTĐ, ĐT tại thành phố Sông Công như thế nào?

- Để nâng cao chất lượng ĐN CBCC phụ trách công tác Đảng, đoàn thể tại thành phố Sông Công cần có những giải pháp gì?"

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vấn đề trọng tâm mà đề tài nghiên cứu là chất lượng ĐNCBCC phụ trách công tác Đảng, đoàn tại TP Sông Công nên điểm nghiên cứu là Khối Đảng, khối đoàn thể hoạt động trên TP Sông Công."

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Khi tiến hành nghiên cứu khách thể thì chủ thể nghiên cứu có thể sử dụng nguồn số liệu đã có sẵn, đã được công bố hoặc tự mình thực hiện việc thu thập số liệu cần thiết để nghiên cứu.

a. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp là các số liệu có sẵn đã được người khác thu thập từ trước, được lấy từ các công trình nghiên cứu đã được lựa chọn vào mục đích phân tích. Nguồn tài liệu này bao gồm:

Các giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp luật, các Nghị quyết, thông tư,... có liên quan đến CBCC phụ trách CTĐ, ĐT... và các thông tin được lấy chủ yếu từ báo cáo tổng kết và các văn bản liên quan khác được tác giả thu thập từ các xã, thôn, xóm... thuộc TP Sông Công."

"

Ngoài ra, số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn: tài liệu về đặc điểm chung về TP; hồ sơ quản lý CBCC phụ trách CTĐ, ĐT, báo cáo tổng kết dánh giá về

CBCC qua các nhiệm kỳ. Tài liệu này được thu thập Khối Đảng, đoàn thể tại Thành phố Sông Công và chi bộ, chi ủy liên quan.

- Tác giả dự kiến nguồn số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra đội ngũ CBCC phụ trách CTĐ, ĐT tại Thành phố Sông Công.

Việc xem xét các nhân tố chủ quan tác động đến chất lượng đội ngũ CBCC phụ trách công tác Đảng, đoàn thể tại Thành phố Sông Công thông qua góc nhìn của chính những cán bộ này thông qua bảng câu hỏi. Mục đích của việc phỏng vấn những đối tượng này nhằm xem xét: cơ chế tuyển dụng, chế độ lương thưởng, quy trình cách thức đánh giá… đến chất lượng ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT tại Thành phố Sông Công."

Để có được đánh giá trực tiếp, tác giả dự kiến sẽ tiến hành điều tra sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

Để xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu, tác giả sử dụng công chọn mẫu của Slovin: ) * 1 ( N e2 N n   N là tổng thể nghiên cứu n là cỡ mẫu nghiên cứu

e: khả năng sai số. Mức sai số được chọn trong nghiên cứu này là 10% Đối tượng nghiên cứu gồm 2 đối tượng: CBCC phụ trách khối Đảng và CBCC phụ trách khối Đoàn thể.

- Tổng số CBCC phụ trách khối Đảng là 39 CBCC.

N= 39, e = 10%. Vậy, cỡ mẫu nghiên cứu n= 28 (lấy tròn 30). Cỡ mẫu điều tra: 30 CBCC

- Tổng số CBCC phụ trách khối Đoàn thể là 23 người N= 23, e = 10%. Vậy, cỡ mẫu nghiên cứu n = 20. Cỡ mẫu điều tra: 20 CBCC

Để thuận tiện cho quá trình tính toán và xử lý số liệu, tác giả điều tra 50 phiếu. Trong đó 30 phiếu hỏi CBCC phụ trách khối Đảng; 20 phiếu hỏi CBCC phụ trách khối đoàn thể.

Với kỳ vọng thu về 50 phiếu để sử dụng vào phân tích trong nghiên cứu cho mỗi mục tiêu cụ thể. Nội dung bảng hỏi (Phụ lục), tác giả cũng sử dụng thang đo

Likert với 5 mức độ khác nhau để xác định ý kiến của bản thân CBCC. Mỗi ý kiến được cho điểm theo quy ước sau:

1:Rất yếu; 2: Yếu; 3: Bình thường; 4: Tốt; 5: Rất tốt Điểm trung bình sau khi tính toán có ý nghĩa như sau:

Khoảng Ý nghĩa 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém b. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp:

Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin, thông tin số liệu thì lập thành bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp:

Tác giả tổng hợp tất cả các số liệu về CBCC phụ trách CTĐ, ĐT tại TP qua các năm chia theo các tiêu thức về số lượng nhân sự, giới tính, văn bằng chuyên môn, LLCT... sau đó tác giả sẽ phân tích số liệu các thông tin từ đó tính toán, đánh giá kết quả điều tra.

Các thông tin liên quan đến chất lượng, phản ánh hiện trạng chất lượng CBCC phụ trách CTĐ, ĐT tại TP được tổng hợp và sắp xếp vào các bảng thống kê.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu đội ngũ CBCC phụ trách công tác Đảng, đoàn thể tác Đảng, đoàn thể

- Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng phân loại theo tiêu chí trình độ của ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT:

tiêu biên chế ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu, mặt mạnh, mặt yếu...

+ Cơ cấu độ tuổi của ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT: Chỉ tiêu này dùng để nghiên cứu cơ cấu ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT của từng CBCC.

+ Cơ cấu giới tính của ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm."

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác Đảng, đoàn thể tác Đảng, đoàn thể

2.3.2.1. Chỉ tiêu thể lực

Thể lực là trạng thái sức khỏe của người lao động nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng, bao gồm sự hao phí cơ bắp, sức lực, trí óc, và thần kinh trong quá trình lao động.

Phân loại thể lực hiện nay được Bộ Y tế quy định, theo các mức trên cơ sở đánh giá tuyệt đối về cân nặng, chiều cao, tình trạng các bệnh lý gặp phải,...

2.3.2.2. Chỉ tiêu trí lực

a. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT thể hiện các kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định qua quá trình được đào tạo, thể hiện ở các cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học.

b. Trình độ lý luận chính trị

Lý luận chính trị thể hiện quan điểm, lập trường, tư tưởng của CBCC phấn đấu theo lý tưởng, mục tiêu của Đảng cộng sản Việt Nam. Để đánh giá chỉ tiêu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ CBCC chưa qua đào tạo, được đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân so với tổng số ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT.

c. Trình độ QLNN

Trình độ quản lý nhà nước của ĐNCBCC phụ trách CTĐ, ĐT nghiên cứu thông qua số lượng CBCC được đào tạo các kiến thức quản lý Nhà nước ở các cấp trình độ như cử nhân, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và chưa qua đào tạo.

Thể hiện thông qua số lượng, tỷ lệ CBCC có trình độ chứng chỉ, có văn bằng so với tổng số

e. Phẩm chất đạo đức

Thông qua các chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong làm việc f. Kỹ năng nghề nghiệp

Mỗi CBCC cần có những kỹ năng nhất định để làm việc, như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng điều tra dư luận, xây dựng và xử lý thông tin, lĩnh hội tiếp thu thông tin

Kỹ năng tổng hợp, tham mưu, đề xuất, báo cáo, kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch... là những kỹ năng vô cùng cần thiết đối với công chức.

g. Thái độ trách nhiệm với công việc

Phản ánh khả năng, hành vi đối ứng với công việc, đáp ứng với công việc thông qua các nghiệp vụ, khối lượng, chất lượng, tiến độ, và hiệu quả công việc của từng CBCC phụ trách công tác Đảng, đoàn thể để đánh giá.

2.3.2.3. Chỉ tiêu tâm lực

Tâm lực hay còn gọi là phẩm chất tâm lý- xã hội, gồm tâm lý làm việc, thái độ làm việc, và mức độ chịu áp lực công việc, phẩm chất đạo đức, chính trị, tác phong làm việc, khả năng phối hợp với đồng nghiệp, …

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ TẠI

TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1 Khái quát chung về Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

“Sông Công là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Sông Công tiền thân là Thị xã Sông Công được thành lập trên cơ sở thị trấn Mỏ Chè, các xã Cải Đan, Tân Quang và Bá Xuyên của huyện Phổ Yên theo quyết định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, ban đầu gồm 3 phường: Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi và 3 xã: Bá Xuyên, Cải Đan, Tân Quang, khi đó thuộc tỉnh Bắc Thái. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tái lập tỉnh Thái Nguyên từ tỉnh Bắc Thái, thị xã Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 10 tháng 4 năm 1999, thị xã Sông Công thành lập phường Phố Cò và xã Vinh Sơn theo Nghị định số 18/1999/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Cũng theo quyết định này, xã Cải Đan đổi thành phường Cải Đan, xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ Yên chuyển về thị xã Sông Công quản lý. Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III. Ngày 13 tháng 01 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP giải thể thị trấn nông trường và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn thuộc các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ; thành lập phường thuộc thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; theo đó, thành lập phường Bách Quang trên cơ sở điều chỉnh 852,5 ha diện tích tự nhiên và 9.260 nhân khẩu của xã Tân Quang .

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; thành lập phường thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; theo đó, chuyển giao toàn bộ 1.560,80 ha diện tích tự nhiên và 23.865 nhân khẩu của xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên về thị xã Sông Công quản lý; thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công trên cơ sở toàn bộ 1.560,80 ha

diện tích tự nhiên và 23.865 nhân khẩu của xã Lương Sơn; thành lập thành phố Sông Công trên cơ sở toàn bộ 9.837,07 ha diện tích tự nhiên và 109.409 nhân khẩu của thị xã Sông Công.

Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Ngày 01/7/2015, Sông Công tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Sông Công, công bố quyết định thành lập Thành phố Sông Công và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Khu công nghiệp Sông Công nằm ở phía Bắc Thị xã Sông Công, cách Thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội 60 km theo quốc lộ 3; cách cảng đường sông Đa Phúc 15 km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100 km); cách ga Lương Sơn của tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều 1 km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km. Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Sông Công - Quảng Ninh chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó có vùng công nghiệp Thủ đô Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân. Khu công nghiệp Sông Công nằm trong vành đai công nghiệp Thủ đô Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các khu công nghiệp phía Bắc và trục quốc lộ đi lên vùng công nghiệp Thái Nguyên và đi các tỉnh phía Bắc.

Một lợi thế lớn khác của KCN Sông Công là nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, chỉ cách thành phố Thái Nguyên 18 km và có điều kiện thuận lợi để khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 29)