Quan điểm, định hướng công tác cán bộ, công chức phụ trách công tác Đảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Quan điểm, định hướng công tác cán bộ, công chức phụ trách công tác Đảng,

SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm, định hướng công tác cán bộ, công chức phụ trách công tác Đảng, đoàn thể đoàn thể

4.1.1. Quan điểm, định hướng công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước

"Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã xác định 5 quan điểm cơ bản như sau:

Một, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Công tác cán bộ được đổi mới có vai trò quyết định thắng lợi mục tiêu đó. Mặt khác, quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ.

Yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước là phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là CNTT và công nghệ sinh học. Tranh thủ ứng dụng này càng nhiều hơn ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

CNH-HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có mức tích lũy ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh, kết cấu hạ tầng này càng hiện đại…

Để thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ trên, nhân tố quan trọng quyết định hàng đầu là Đảng phải xây dựng được đội ngũ CBCC nói chung, CBCC phụ trách công tác đảng, đoàn thể nói riêng có trình độ, đạo đức, có tài năng. Mặt khác, yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ này là căn cứ để Đảng đề ra tiêu chuẩn cán bộ, để xây dựng nội dung,

phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ xem xét đánh giá cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ trong mỗi địa phương, mỗi cấp, mỗi ngành.

Hai, Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc.

Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ. Đồng thời tăng cường số lượng cán bộ có nguồn gốc công nhân, trước hết là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp.

Ba, Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Bộ máy tổ chức mạnh hoạt động có hiệu quả trước hết phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ là những thành viên trong tổ chức đó yếu hay mạnh. Bởi vì, phần lớn đội ngũ cán bộ trong bộ máy còn yếu, không đáp ứng được yêu cầu thì không thể có tổ chức bộ máy vững mạnh, và ngược lại. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ phải chú ý xây dựng tổ chức bộ máy. Cán bộ là người lập ra rổ chức, đề ra nhiệm vụ, chức năng của tổ chức và điều hành bộ máy tổ chức nhưng cán bộ phải chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức. Mỗi thành viên trong tổ chức đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Tổ chức quyết định phương hướng, nhiệm vụ chính trị, quyền hạn của cán bộ. Tổ chức buộc cán bộ phải hoạt động theo nguyên tắc và khuôn khổ của tổ chức, tổ chức nhân sức mạnh của cán bộ lên gấp bội, cán bộ chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chức, nhân danh tổ chức, tách khỏi tổ chức, cán bộ sẽ mất sức mạnh không còn đại diện tiêu biểu quyền lực và hiệu quả do tổ chức tạo ra.

Mặt khác, xây dựng đội ngũ cán bộ phải coi trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách. Bởi, cơ chế chính sách là động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ phát triển. Nếu cơ chế, chính sách đúng sẽ làm cho đội ngũ cán bộ phấn khởi, nhiệt tình hăng say công tác, ngược lại nếu chính sách sai hoặc không phù hợp dẫn đến cán bộ lợi dụng sơ hở để làm sai hoặc không kích thích lòng nhiệt tình, hăng say công tác, dẫn đến làm việc cầm chừng …

Khi quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ phải gắn với xây dựng tổ chức Đảng, bộ máy nhà nước và kiện toàn các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị và gắn với đổi mới cơ chế chính sách.

Bốn, nâng cao trình độ, kinh nghiệm lãnh đạo để tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ. Mọi phẩm giá, bằng cấp, chức vụ tài năng CBCC đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn, phải dựa vào quần chúng để kiểm tra, giám sát cán bộ.

Năm, Đảng lãnh đạo công tác cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên."

"

Phân cấp quản lý đội ngũ CBCC cho các cấp ủy, tổ chức đảng, đồng thời thường xuyên kiểm tra công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là công việc quan trọng cấp lãnh đạo.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cần tập trung vào các nhiệm vụ đó là:

"Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lý. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan lieu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức."

4.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về cán bộ, công chức

Theo Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 18 khóa XIX: "Một là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị; thực hiện phân cấp quản lý CBCC cho các cấp uỷ đảng, tổ chức đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ của các cấp, các ngành.

Hai là, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phải xuất phát từ yêu cầu tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ vững quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Ba là, Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức với xây dựng tổ chức và đổi mới công tác cán bộ. Từng bước phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức."

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)