Giải pháp đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 93)

5. Bố cục của luận văn

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác

4.3.5 Giải pháp đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức

Đánh giá cán bộ, công chức nói chung, CBCC phụ trách Đảng, Đoàn thể Thành phố Sông Công nói riêng là khâu quan trọng trong quá trình quản lý CBCC phụ trách công tác Đảng, Đoàn thể, kết quả đánh giá khách quan, đúng sẽ động viên, khuyến khích công chức nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng học tập, góp phần cải thiện môi trường làm việc cho cá nhân công chức cũng như tập thể đơn vị, và ngược lại.

bộ, công chức; Nghị định 56 về đánh giá và phân loại CBCC; Nghị định 88/2017 ngày 27/7/2017 sửa đổi bổi sung một số điều của Nghị định 56. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, toàn diện về cơ bản lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá cán bộ.

Tại Thành Ủy Sông Công, ĐNCBCC đã thực hiện theo sự điều chỉnh công tác đánh giá công chức trong thời gian qua theo Luật CBCC sửa đổi. Phương thức thực hiện cải tiến quy trình đánh giá CBCC từ cách thức tự kiểm tra, bình bầu sang đánh giá trên các nội dung như chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, phẩm chất chính trị, phong cách làm việc, năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thái độ phục vụ trong công tác… phương pháp đánh giá kết hợp với hình thức tự đánh giá của CBCC, các góp ý của tập thể đơn vị công tác, và các ý kiến của thủ trưởng đơn vị để xếp loại CBCC hàng năm theo 4 mức hoàn thành: xuất sắc, tốt, hoàn thành, không hoàn thành.

Việc đánh giá CBCC phụ trách công tác đảng, đoàn thể tiến hành hàng năm, trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc thay đổi công tác, căn cứ vào tiêu chuẩn CBCC, hiệu quả công việc, có tính đến mức độ tín nhiệm của nhân dân, điều kiện công tác, cũng như trách nhiệm đánh giá của cấp trên trực tiếp của CBCC và bản thân CBCC tự đánh giá."

"

Công tác đánh giá CBCC phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, chế độ tự phê bình và phê bình. Các cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cấp có thẩm quyền về bản thân mình, được trình bày ý kiến, nguyện vọng cá nhân, có quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên, nhưng phải chấp hành kết luận của cấp có thẩm quyền.

Hằng năm, cán bộ phải lấy nhận xét đánh giá bằng văn bản, đồng thời báo cho cán bộ lãnh đạo biết kết quả đánh giá để kịp thời phát huy ưu điểm, và khắc phục hạn chế. Người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ kết hợp với tập thể cán bộ, công chức nơi công tác và cấp uỷ nơi cư trú tham gia nhận xét đánh giá.

Các cấp uỷ đánh giá cán bộ theo định kỳ, đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)