Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

5. Bố cục của luận văn

3.1 Khái quát chung về Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

“Sông Công là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Sông Công tiền thân là Thị xã Sông Công được thành lập trên cơ sở thị trấn Mỏ Chè, các xã Cải Đan, Tân Quang và Bá Xuyên của huyện Phổ Yên theo quyết định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, ban đầu gồm 3 phường: Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi và 3 xã: Bá Xuyên, Cải Đan, Tân Quang, khi đó thuộc tỉnh Bắc Thái. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tái lập tỉnh Thái Nguyên từ tỉnh Bắc Thái, thị xã Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 10 tháng 4 năm 1999, thị xã Sông Công thành lập phường Phố Cò và xã Vinh Sơn theo Nghị định số 18/1999/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Cũng theo quyết định này, xã Cải Đan đổi thành phường Cải Đan, xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ Yên chuyển về thị xã Sông Công quản lý. Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III. Ngày 13 tháng 01 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP giải thể thị trấn nông trường và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn thuộc các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ; thành lập phường thuộc thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; theo đó, thành lập phường Bách Quang trên cơ sở điều chỉnh 852,5 ha diện tích tự nhiên và 9.260 nhân khẩu của xã Tân Quang .

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; thành lập phường thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; theo đó, chuyển giao toàn bộ 1.560,80 ha diện tích tự nhiên và 23.865 nhân khẩu của xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên về thị xã Sông Công quản lý; thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công trên cơ sở toàn bộ 1.560,80 ha

diện tích tự nhiên và 23.865 nhân khẩu của xã Lương Sơn; thành lập thành phố Sông Công trên cơ sở toàn bộ 9.837,07 ha diện tích tự nhiên và 109.409 nhân khẩu của thị xã Sông Công.

Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Ngày 01/7/2015, Sông Công tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Sông Công, công bố quyết định thành lập Thành phố Sông Công và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Khu công nghiệp Sông Công nằm ở phía Bắc Thị xã Sông Công, cách Thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội 60 km theo quốc lộ 3; cách cảng đường sông Đa Phúc 15 km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100 km); cách ga Lương Sơn của tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều 1 km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km. Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Sông Công - Quảng Ninh chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó có vùng công nghiệp Thủ đô Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân. Khu công nghiệp Sông Công nằm trong vành đai công nghiệp Thủ đô Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các khu công nghiệp phía Bắc và trục quốc lộ đi lên vùng công nghiệp Thái Nguyên và đi các tỉnh phía Bắc.

Một lợi thế lớn khác của KCN Sông Công là nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, chỉ cách thành phố Thái Nguyên 18 km và có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng của Thái Nguyên về cở sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản và nhân công lành nghề. Cùng với đó là sẽ thu hút được nhiều công ty, DN làm tăng số lượng

CNVCLĐ. Dẫn đến tình trạng lao động trong các lĩnh vực kinh tế tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và mối quan hệ lao động có xu hướng phức tạp, tranh chấp lao động và đình công sẽ có chiều hướng gia tăng. Chính vì vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho CNVCLĐ của công đoàn gặp nhiều khó khăn.

Những đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố đã tác động tới tư tưởng, nhân cách của con người Thái Nguyên và cán bộ CĐCS thành phố Sông Công. Chính vì thế đòi hỏi cán bộ CĐCS phải có sự đổi mới toàn diện, từ đổi mới tư duy đến nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn, từ đó xác định nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn cho phù hợp với từng giai đoạn.”

Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Sông Công

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể của UBND thành phố Sông Công)

Theo báo cáo tổng kết của Đảng bộ Thành phố Sông Công năm 2018: "Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2018:

(1). Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt

6.889 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch, tăng 17% so với năm 2017. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ước đạt 3.810 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng

16,4% so với năm 2017.

(2). Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thủy sản ước đạt 688 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 4% so với năm 2017.

(3). Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 135 triệu USD (theo giá thực tế), bằng 100% kế hoạch, tăng 12,3% so với năm 2017.

(4). Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên địa bàn năm 2018 ước đạt 1.250 tỷ đồng (theo giá

thực tế), bằng 110% kế hoạch và tăng 18% so với năm 2017.

(5). Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 24.022 tấn, bằng 104% kế hoạch, giảm 2% so với năm 2017.

(6). Tổng thu ngân sách thành phố ước đạt 311 tỷ đồng, bằng 141% kế hoạch của tỉnh, bằng 127% kế hoạch thành phố (trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 297,3

tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch tỉnh giao, bằng 121% kế hoạch thành phố).

(7). Diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn thành phố đạt 71 ha, bằng 101% kế hoạch.

(8). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 56 triệu đồng/người/năm, bằng 100% kế hoạch, tăng 12% so với năm 2017.

(9). Diện tích chè được trồng mới và trồng thay thế đạt 32,9ha, bằng 164% kế hoạch, tăng 37% so với năm 2017.

(10). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 98%, tăng 0,8% so với năm 2017.

(11).Tỷ suất sinh thô ước đạt 15,99‰, giảm 0,15‰ so với năm 2017 hoàn thành kế hoạch tỉnh và thành phố giao.

(12). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,9%, giảm 1,1% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

(13). Tạo việc làm mới ước đạt 1.425 lao động, bằng 102% kế hoạch, tăng 4% so với

năm 2017.

(14). Kết nạp đảng viên mới 169 đồng chí, đạt 78,24% kế hoạch thành phố, đạt 89,4% kế hoạch của tỉnh.

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định. Khối các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng khá, các doanh nghiệp dân doanh đang có những phục hồi tích cực. Tổng giá trị

sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 6.889 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch, tăng 17% so với năm 2017. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ước đạt 3.810 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 16,4% so với năm 2017.

Thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, thành phố phối hợp tốt với các sở, ngành tham gia chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2018, kết quả có 12/65 danh mục dự án được tỉnh phê duyệt các danh mục đầu tư ưu tiên mời gọi đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên, trong đó có 03 dự án được trao và ký biên bản ghi nhớ. Thành phố đã chủ động xây dựng 37 dự án ưu tiên vận động vốn đầu tư, giai đoạn 2018 - 2020, trong đó có 31 dự án đã có hồ sơ đề xuất, đăng ký của nhà đầu tư với thành phố, với tỉnh. Khu công nghiệp Sông Công I tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm, trong năm đã thu hút 06 dự án với số vốn trên 175,3 tỷ đồng, một số dự án mới đi vào hoạt động như: Công ty TNHH Trường Tín, Công ty TNHH đúc Hiệp Linh, Doanh nghiệp Trung Thành và Nhà máy sản xuất bê tông tươi (thuộc Công ty xây lắp 3); Khu công nghiệp Sông Công II có nhiều khởi sắc, đã có nhà đầu tư đăng ký với số vốn là 450 triệu USD, hiện có một số nhà đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư; đã thành lập 02 cụm công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 786,2 tỷ đồng (cụm công nghiệp Bá Xuyên và cụm công nghiệp Lương Sơn)."

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác đảng, đoàn thể tại thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)