8. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1.3.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các đơn sự nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, đáng tin cậy của thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhân viên kế toán, đặc biệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trƣởng; kiểm tra kết quả công tác kế toán trong mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liên quan trong đơn vị,…
Tổ chức kiểm tra kế toán đƣợc tiến hành kịp thời đƣợc coi là một nhân tố hay biện pháp giám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sót trong công tác kế toán đảm bảo tuân thủ đúng các qui định của pháp luật và đƣợc thể hiện tại Khoản 10, điều 4, Luật Kế toán “Kiểm tra kế toán là xem
xét đánh giá việc thực thi pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán” [15]
Thông thƣờng nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp bao gồm:
- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và các hoạt động khác.
- Kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị đƣợc cung cấp qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến tình hình chi tiêu NSNN và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu NSNN trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao tại đơn vị.
- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã đƣợc phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trƣớc đó.
Nội dung cụ thể của kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thƣờng bao gồm kiểm tra các khoản thu, chi ngân sách, thu hoạt động và chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định chênh lệch thu chi các hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền, TSCĐ, vật liệu, dụng cụ, quỹ lƣơng; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính…
Những công việc kiểm tra trên có thể tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ hay đột xuất, kiểm tra toàn diện hay kiểm tra đặc biệt một hoặc một số nội dung, có thể do nhân viên kế toán kiêm nhiệm hoặc bộ phận kiểm tra chuyên trách thực hiện theo sự chỉ đạo của thủ trƣởng đơn vị và kế toán trƣởng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua việc phân tích những đặc trƣng cơ bản của đơn vị sự nghiệp để khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đơn vị sự nghiệp trong các hoạt động kinh tế xã hội. Luận văn đã làm rõ nội dung quản lý tài chính và các vấn đề cơ bản của công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp nói chung.
Chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp, làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu thực trạng cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp hoàn thiện cho công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI