8. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1.3.5. Tổ chức báo cáo kế toán
Tổ chức lập báo cáo kế toán là quá trình cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trực tiếp cho nhà quản lý cả trong nội bộ đơn vị và những ngƣời bên ngoài có liên quan đến lợi ích với đơn vị. Chính vì thế, tổ chức lập báo cáo kế toán đƣợc đầy đủ, kịp thời, đúng theo yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình đƣợc đúng đắn, góp phần làm cho quản lý của đơn vị đem lại hiệu quả ngày càng cao.
Thông thƣờng, hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị sự nghiệp bao gồm:
- Hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tƣợng bên ngoài đơn vị
BCTC là báo cáo phản ánh số liệu ở mức độ tổng hợp, lập theo định kỳ và cung cấp thông tin không chỉ cho quản lý của đơn vị mà còn cho các đối tƣợng bên ngoài đơn vị có liên quan đến lợi ích với đơn vị. Các báo cáo này thƣờng là báo cáo bắt buộc, đƣợc Nhà nƣớc quản lý và ban hành các biểu mẫu thống nhất.
Hệ thống BCTC trong các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Chế độ kế toán HCSN; chế độ kế toán riêng của ngành (nếu có) với đặc điểm: ban hành dựa trên hệ thống BCTC của Chế độ kế toán HCSN, đồng thời bổ sung một số BCTC đặc thù của ngành.
Chi tiết Hệ thống BCTC theo Chế độ kế toán HCSN (Phụ lục 1.4) Các đơn vị kế toán có trách nhiệm lập, nộp BCTC nhƣ sau:
+ Các đơn vị kế toán cấp dƣới phải lập, nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính và Thống kê đồng cấp, KBNN nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị.
+ Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán đơn vị kế toán cấp dƣới và lập BCTC tổng hợp từ các BCTC quý, năm của các đơn vị kế toán cấp dƣới và các đơn vị kế toán trực thuộc.
- Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị
Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính theo từng mặt cụ thể theo yêu cầu quản lý của đơn vị trong việc lập dự toán, kiểm tra điều hành và ra quyết định. Bên cạnh đó thông tin
trong các báo cáo kế toán này có thể giúp cho nhà quản lý đơn vị có thể đánh giá đƣợc tình hình hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị từ đó các nhà quản lý đơn vị có thể đề ra các giải pháp, các quyết định trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của đơn vị một cách kịp thời, phù hợp với sự phát triển của đơn vị (các quyết định trong ngắn, các quyết định trong dài hạn,…).
Đồng thời hệ thống báo cáo kế toán này cũng có ý nghĩa trong việc củng cố và nâng cao chất lƣợng công tác kế toán ở các bộ phận của đơn vị. Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị thƣờng đƣợc lập không theo những quy định bắt buộc của Nhà nƣớc, mỗi đơn vị tùy theo những đặc điểm và yêu cầu thông tin để tổ chức lập báo cáo này cho phù hợp.
Do vậy tổ chức lập báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị, chủ yếu là dựa vào đặc điểm tổ chức quản lý tài chính và yêu cầu thông tin cho quản lý ở từng bộ phận, cũng nhƣ toàn đơn vị. Từ đó xây dựng các báo cáo phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết đã xác định và phân công hƣớng dẫn các bộ phận có liên quan tiến hành lập đúng theo các báo cáo đã đƣợc xây dựng.
Tóm lại, để thông tin báo cáo kế toán trở thành thông tin hữu ích, giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quyết định quản lý tài chính đúng đắn, việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị sự nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nội dung thông tin cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của đơn vị.
+ Nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phƣơng pháp tính các chỉ tiêu số lƣợng, giá trị phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợp đƣợc các chỉ tiêu cùng loại, có thể so sánh đƣợc với kỳ trƣớc, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụng thông tin.
+ Căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy đƣợc của thông tin.
+ Các chỉ tiêu số lƣợng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là phải phù hợp với số liệu trong sổ kế toán.
+ Báo cáo tài chính phải đƣợc lập và nộp đúng hạn nhằm phát huy đƣợc hiệu lực đối với ngƣời sử dụng thông tin.