Nội dung nghiên cứu về nâng cao chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Trong thực tế, chất lượng nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động. Đó là các yếu tố về trình độ tay nghề, tinh thần, thể lực và trí lực của người lao động.

Hiện nay, trong các doanh nghiệp tùy thuộc vào tính chất công việc yêu cầu chất lượng lao động khác nhau. Đối với lao động trực tiếp yêu cầu các tiêu chí đánh giá chất lượng lao động như sau:

2.1.5.1. Nâng cao thể lực

Thể lực của đội ngũ lao động là tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của họ. Thể lực được biểu hiện qua tình trạng sức khỏe. Theo tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả thể chất và tinh thần. Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, vừa là điều kiện của sự phát triển. Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng nguồn lao động cả trong hiện tại và tương lai. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc.

Để đánh giá chất lượng lao động về mặt thể lực, có nhiều chỉ tiêu được áp dụng trong đó các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là:

+ Chiều cao trung bình của thanh niên tuổi từ 18-35(đơn vị cm) + Cân nặng trung bình của thanh niên(đơn vị kg)

2.1.5.2. Nâng cao trí lực

Trí lực của lao động là trí tuệ, chỉ số IQ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh sức khỏe, trí lực là một yếu tố không thể thiếu của người lao động. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại. Đó là những biểu hiện, phản ánh chất lượng lao động trong điều kiện hiện nay.

Nhân tố trí lực thường được xem xét đánh giá trên hai giác độ: Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành. Việc đánh giá hai yếu tố này thường dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

- Trình độ văn hóa: là trình độ học vấn cao nhất của lao động. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là trình độ nghiệp vụ được đào tạo về lĩnh vực nào đó, có thể là đào tạo nghề, đào tạo từ bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học,… hoặc trong các chuyên ngành của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp cho lao động đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động. Trình độ chuyên môn còn biểu hiện ở kiến thức và những kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh cũng như các hoạt động nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của lao động kỹ thuật thường tính từ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên.

Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động hiện có. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của lao động trong mỗi doanh nghiệp.

2.1.5.3. Nâng cao tâm lực

Tâm lực: thể hiện qua tác phong, thái độ, ý thức làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật lao động... Một tồn tại lâu nay của lao động Việt Nam là ý thức, tác phong làm việc chưa cao, còn tình trạng nhiều lao động chưa có tác phong công nghiệp, giờ “cao su”, vi phạm kỉ luật lao động, không có ý thức bảo vệ tài sản

chung, trốn việc, làm việc riêng trong thời gian làm việc,... Điều này gây những thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp nước ngoài e ngại khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Do vậy, cần nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam không chỉ mạnh về trí lực, thể lực mà còn đảm bảo tâm lực.

- Thái độ làm việc: Là quan điểm đánh giá, phán xét, thể hiện xu hướng phản ứng của cá nhân với một vài khía cạnh của môi trường. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn. Ngày nay, trong công việc, cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của những nhân viên trong doanh nghiệp là sự cạnh tranh về thái độ làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn. Khi bạn làm việc với thái độ tích cực, lòng quyết tâm cao thì bạn sẽ đạt được những gì mình mong muốn.

Đối với lao động gián tiếp (hay còn gọi là quản lý) thì ngoài các tiêu chí đánh giá trên còn đòi hỏi có thêm các kỹ năng như: kỹ năng nắm bắt và phân tích vấn đề mới, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phán đoán và dự bá, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng lắng nghe... tất cả đều giúp cho người quản lý đạt được mục đích mà họ mong muốn mà có thể đôi bên sẽ cùng có lợi.

- Kỷ luật lao động: Theo Điều 118 Bộ luật lao động quy định: “Kỷ luật lao

động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”

Kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định về hành vi của NLĐ trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như: số lượng, chất lượng công việc cần đạt được, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Nhằm làm cho NLĐ làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự kỉ luật. Bởi vậy, người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi NLĐ hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ. Từ đó, họ có thể định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu thực hiện công việc với một tinh thần làm việc hợp tác và phấn khởi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)