Bảng ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 64)

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (nguy cơ) Điểm yếu (W) Phối hợp W/O

Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội

Phối hợp W/T

Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ

3.2.3.3. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại KCN Thụy Vân, từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực.

3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nhân lực tại Khu Công nghiệp Thụy Vân như sau:

- Các chỉ tiêu về số lượng nhân lực:

+ Số lượng lao động đang làm việc qua các năm tại các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Thụy Vân.

+ Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Thụy Vân là người trong, ngoài tỉnh và người nước ngoài.

nghiệp Thụy Vân theo loại hình doanh nghiệp, theo thời gian hoạt động, theo qui mô vốn, lao động.

- Các chỉ tiêu về chất lượng nhân lực:

+ Độ tuổi của lao động và tỷ lệ lao động ở các độ tuổi + Giới tính của lao động và cơ cấu giới tính của lao động + Thể lực của nhân lực:

Thể lực của nhân lực, tức tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của họ. Thể lực được biểu hiện qua tình trạng sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả thể chất và tinh thần.

Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, KT - XH và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, vừa là điều kiện của sự phát triển. Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng nhân lực cả trong hiện tại và tương lai. Nhân lực có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc.

+ Trí lực của nhân lực:

Là trí tuệ, chỉ số IQ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh sức khỏe, trí lực là một yếu tố không thể thiếu của nhân lực. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu nhân lực phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại. Đó là những biểu hiện, phản ánh chất lượng nhân lực trong điều kiện hiện nay.

văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành. Việc đánh giá hai yếu tố này thường dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

-Trình độ văn hoá: là trình độ học vấn cao nhất của nhân lực. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

-Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là trình độ nghiệp vụ được đào tạo về lĩnh vực nào đó, có thể là đào tạo nghề, đào tạo từ bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học... hoặc trong các chuyên ngành của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp cho nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển mộ của DN trong tương lai. Trình độ chuyên môn còn biểu hiện ở kiến thức và những kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh cũng như các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn của nhân lực kỹ thuật thường tính từ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng).

Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực là tỉ lệ nhân lực đã qua đào tạo, tức % số nhân lực đã qua đào tạo so với tổng số nhân lực hiện có. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của nhân lực trong mỗi DN, tổ chức, vùng lãnh thổ, quốc gia.

- Tâm lực của nhân lực:

Ngoài yếu tố thể lực và trí tuệ, quá trình làm việc đòi hỏi ở mỗi cá nhân hàng loạt phẩm chất như tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao... Những phẩm chất này gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc. Người Việt Nam có đặc tính là cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác với đồng nghiệp còn nhiều điểm yếu, là một trở ngại cho tiến trình hội nhập của nước ta. Phẩm chất tâm lý xã hội của nhân lực được đánh giá chủ yếu bằng phương pháp định tính hoặc đánh giá qua mức độ chấp hành kỷ luật của người lao động trong doanh nghiệp, trong tổ chức.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN, TỈNH PHÚ THỌ NHÂN LỰC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN, TỈNH PHÚ THỌ 4.1.1. Thực trạng số lượng lao động tại Khu Công nghiệp Thụy Vân

Tại thời điểm ngày 31 tháng 10 năm 2017, số lao động hiện có tại KCN Thụy Vân là 19.523 người, chiếm gần 2,4% so với tổng số 828,6 nghìn người thuộc lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên do Tổng cục Thống kê công bố.

Trong số 77 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp Thụy Vân, Công ty TNHH Yakjin Việt Nam (ngành nghề dệt may) có lượng lao động cao nhất là 4.923 người. Công ty Cổ phần Bia rượu Hùng Vương (sản xuất bia bom) có lượng lao động ít nhất với vỏn vẹn 50 lao động. Nếu phân chia theo nhóm, có 06 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động, 12 doanh nghiệp có lượng lao động từ 500 đến dưới 1.000; 24 doanh nghiệp từ 100 đến dưới 500 lao động; còn lại 45 doanh nghiệp có lượng lao động dưới 100 lao động.

Số lượng lao động hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp. Từng thời điểm nhất định, nhất là thời gian sau Tết cổ truyền, thời gian cao điểm thu hoạch lúa có xuất hiện cục bộ tình trạng thiếu lao động phổ thông nhưng sau đó được bù đắp bằng lực lượng lao động mới hoặc chính những người nghỉ trước đó trở lại làm việc.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, có thời điểm một số doanh nghiệp giảm cường độ sản xuất nhưng chưa đến mức ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động.

Từ bảng 4.1 có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng lao động của Khu công nghiệp Thụy Vân có xu thế ổn định qua các năm, độ biến động về số lượng lao động là rất thấp. Cụ thể năm 2016 giảm 667 lao động so với năm 2015, năm 2017 lại tăng 45 lao động so với năm 2016. Nguyên nhân dẫn đến giảm số lượng lao động năm 2016 của Khu công nghiệp Thụy Vân do Công Ty TNHH Estec Phú Thọ chuyển địa điểm nhà máy ra khỏi KCN. Năm 2017 số lượng lao động ổn định so với năm 2016 do các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Thụy Vân đã dần đi vào hoạt động ổn định, tình hình kinh tế ổn định, dẫn đến số lượng đơn hàng ổn định, nhu cầu sử dụng lao động không có nhiều thay đổi.

Bảng 4.1. Số lượng lao động và cơ cấu lao động của KCN Thụy Vân từ năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng số lao động Lao động 20.145 19.478 19.523

- Lao động nam Lao động 7.454 7.402 7.555

- Lao động nữ Lao động 12.691 12.076 11.968

2. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

- DN 100% vốn nhà nước Lao động 0 0 0

- DN CP nhà nước không chi phối Lao động 790 810 838 - DN 100% vốn nước ngoài Lao động 14.504 14.218 13.894

- DN ngoài nhà nước Lao động 4.851 4.450 4.791

3. Cơ cấu lao động theo ngành

Công nghiệp Lao động 20.071 19.398 19.383

Dịch vụ Lao động 74 80 140

4. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành

- Ngành dệt may Lao động 12.376 11.223 11.602

- Ngành chế biến Lao động 407 311 498

- Ngành hóa chất Lao động 830 1.384 1.351

- Ngành cơ khí Lao động 1.274 1.755 1.723

- Ngành vật liệu xây dựng Lao động 725 690 569

- Ngành linh kiện điện tử Lao động 4.533 4115 3780 Nguồn : Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2017)

4.1.2. Thực trạng về nâng cao chất lượng nhân lực tại KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

4.1.2.1. Thực trạng nâng cao chất lượng lao động quản lý

Chất lượng lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp hiện có, nhất là đối với lao động chất lượng cao, nó quyết định chủ yếu đến sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp; đồng thời đột phá về năng suất lao động, là đòn bầy để thúc đầy và tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường và quốc tế hoá như hiện nay, các doanh nghiệp, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến chất lượng lao động chứ không phải khai thác số lượng người lao động.

Thực tế ở nước ta cho thấy, chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các KCN, Cụm công nghiệp. Các dự án thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt

Nam giỏi, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, kỷ luật lao động tốt, song đa số người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, hiện nay thực trạng này cũng không phải ngoại lệ đối với KCN Thụy Vân. Để đánh giá thực trạng chất lượng của lao động quản lý chúng ta cần xem xét một số tiêu chí sau:

a. Trình độ văn hóa

Lao động quản lý của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Tiêu chí trình độ văn hóa là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thực trạng chất lượng lao động quản lý của KCN Thụy Vân. Tiêu chí này được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng số liệu trên có thể thấy trình độ văn hóa của lao động quản lý đạt tỷ lệ 100% tốt nghiệp THPT. Lao động quản lý có trình độ văn hóa cao, hiểu biết rộng là điều kiện cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời để những lao động trực tiếp tin tưởng vào sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ 100% lao động quản lý có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT là điều kiện cần thiết để đội ngũ lao động quản lý có thể nắm bắt thông tin nhanh nhạy, có những quyết định, ý kiến đề xuất chính xác và hiệu quả phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập phải cạnh tranh gay gắt. Khi trình độ văn hoá ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện cho việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn, năm bắt kịp thời khoa học kỹ thuật tiến tiến và kiến thức thị trường tốt hơn thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảng 4.2. Trình độ văn hóa của lao động quản lý của các DN trong KCN Thụy Vân

Trình độ văn hóa

Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 2016/2015 2017/ 2016 Bình quân

1. Số doanh nghiệp 63 69 77 109,5 111,6 110,55

2. Trình độ văn hóa của lao động quản lý - Số lao động quản lý - THCS - THPT 1.007 0 1.007 993 0 993 976 0 976 98,6 0 98,6 98,3 0 98,3 98,45 0 98,45 Nguồn: Ban quản lý các KCN Phú Thọ (2017)

b. Trình độ chuyên môn của lao động quản lý

Nếu xét về trình độ chuyên môn của lao động quản lý tại Khu công nghiệp Thụy Vân, cần chia thành 4 nhóm sau: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Cụ thể được thể hiện tại bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 64)