Đánh giá khả năng tư duy và phân tích vấn đề của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)

Chỉ tiêu

Tự đánh giá Cấp trên đánh giá Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Có khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề 23 66,6 26 74,3 Nắm bắt và phân tích vấn đề mới 30 86,7 28 80

Làm việc khoa học, sáng tạo 33 94,3 28 80

Khả năng phán đoán, dự báo 26 74,3 30 86,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua điều tra 35 cán bộ quản lý và 15 cấp trên trực tiếp của các cán bộ quản lý tại 1 số doanh nghiệp trên địa bàn Khu Công nghiệp Thụy Vân nhận thấy rằng: Kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề một cách có hệ thống tuy được đánh giá trên 60% nhưng thực tế đây là yếu tố cơ bản của đội ngũ cán bộ quản lý của từng doanh nghiệp, khả năng phân tích và tổng hợp chưa cao, tầm nhìn bao quát kém. Như vậy, kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề một cách có hệ thống của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và cần được nâng cao hơn nữa.

Kỹ năng nắm bắt và phân tích các vấn đề mới cũng nhận được sự đánh giá cao của cấp trên cũng như bản thân cán bộ quản lý tự đánh giá tương đối cao, trên 80%. Thực tế, những vấn đề thường gặp là quen thuộc, khả năng phân tích và nắm bắt các vấn đề mới còn chậm. Cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp FDI có khả năng nắm bắt và phân tích vấn đề mới nhanh và nhạy bén hơn các doanh nghiệp trong nước bởi vì họ qua môi trường đào tạo chuyên nghiệp, kinh nghiệm làm việc và sự va chạm tiếp xúc với các vấn đề mới là thường xuyên.

Thực tế cho thấy phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự khoa học và chủ động như các cán bộ quản lý thuộc các doanh nghiệp nước ngoài; do đó khả năng dự báo cũng chỉ được trong phạm vi ngắn hạn, còn dài hạn thì thực sự khó phán đoán chuẩn xác được do khả năng còn yếu và việc tiếp cận các thông tin còn hạn chế. Các doanh nghiệp FDI trong Cụm công nghiệp tuy số lượng ít nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thực sự rất khoa học, chủ động trong việc tiếp cận công việc cũng như cách giải quyết công việc; khả năng dự đoán dự báo về ngành khá tốt, có thể dự báo được dài hạn do khả năng tiếp cận thông tin đối với các cán bộ quản lý thuộc

doanh nghiệp FDI là tương đối tốt.

Tóm lại, kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu, rộng về vấn đề liên quan đến hoạt động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ trước tới nay tại các doanh nghiệp vẫn còn ít cán bộ quản lý được tham gia các khóa đào tạo về quản trị chiến lược, quen làm những việc mang tính sự vụ, lãnh đạo giao việc gì thì làm việc đó, chưa chủ động đề xuất và có sáng tạo trong công việc.

4.1.2.2. Nâng cao chất lượng lao động trực tiếp sản xuất

a. Độ tuổi của lao động trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)