Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 61)

Trong quá trình thực hiện, sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nhân lực tại Khu Công nghiệp Thụy Vân như sau:

- Các chỉ tiêu về số lượng nhân lực:

+ Số lượng lao động đang làm việc qua các năm tại các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Thụy Vân.

+ Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Thụy Vân là người trong, ngoài tỉnh và người nước ngoài.

nghiệp Thụy Vân theo loại hình doanh nghiệp, theo thời gian hoạt động, theo qui mô vốn, lao động.

- Các chỉ tiêu về chất lượng nhân lực:

+ Độ tuổi của lao động và tỷ lệ lao động ở các độ tuổi + Giới tính của lao động và cơ cấu giới tính của lao động + Thể lực của nhân lực:

Thể lực của nhân lực, tức tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của họ. Thể lực được biểu hiện qua tình trạng sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả thể chất và tinh thần.

Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, KT - XH và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, vừa là điều kiện của sự phát triển. Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng nhân lực cả trong hiện tại và tương lai. Nhân lực có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc.

+ Trí lực của nhân lực:

Là trí tuệ, chỉ số IQ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh sức khỏe, trí lực là một yếu tố không thể thiếu của nhân lực. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu nhân lực phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại. Đó là những biểu hiện, phản ánh chất lượng nhân lực trong điều kiện hiện nay.

văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành. Việc đánh giá hai yếu tố này thường dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

-Trình độ văn hoá: là trình độ học vấn cao nhất của nhân lực. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

-Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là trình độ nghiệp vụ được đào tạo về lĩnh vực nào đó, có thể là đào tạo nghề, đào tạo từ bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học... hoặc trong các chuyên ngành của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp cho nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển mộ của DN trong tương lai. Trình độ chuyên môn còn biểu hiện ở kiến thức và những kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh cũng như các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn của nhân lực kỹ thuật thường tính từ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng).

Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực là tỉ lệ nhân lực đã qua đào tạo, tức % số nhân lực đã qua đào tạo so với tổng số nhân lực hiện có. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của nhân lực trong mỗi DN, tổ chức, vùng lãnh thổ, quốc gia.

- Tâm lực của nhân lực:

Ngoài yếu tố thể lực và trí tuệ, quá trình làm việc đòi hỏi ở mỗi cá nhân hàng loạt phẩm chất như tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao... Những phẩm chất này gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc. Người Việt Nam có đặc tính là cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác với đồng nghiệp còn nhiều điểm yếu, là một trở ngại cho tiến trình hội nhập của nước ta. Phẩm chất tâm lý xã hội của nhân lực được đánh giá chủ yếu bằng phương pháp định tính hoặc đánh giá qua mức độ chấp hành kỷ luật của người lao động trong doanh nghiệp, trong tổ chức.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)