Bài học kinh nghiệm cho KCN Thụy Vân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

Từ kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực của một số nước trong khu vực châu Á và một số địa phương đã cho KCN Thụy Vân những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nhân lực như sau:

-Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp vị trí việc làm cho người lao động, từng bước làm thay đổi được nhận thức của người lao động về công tác đào tạo nghề để người lao động xác định được đào tạo nghề vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mình từ đó chủ động và tích cực tham gia học nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

-Huy động hơn nữa sự tham gia của các cấp, ngành, chính quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân.

-Cần triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng đối tượng lao động trong các doanh nghiệp để xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo phù

hợp với khả năng, năng lực, trình độ của người lao động.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động để nâng cao về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.

-Triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh, cũng như lao động trong các doanh nghiệp để nắm chắc nhu cầu đào tạo cho mỗi loại nghề, lĩnh vực; kế hoạch dạy nghề phải cụ thể, phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu học nghề của người lao động.

- Đầu tư tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề như đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề; đồng thời mở nhiều các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác xã hội hóa đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và cơ chế, chính sách rõ ràng cho người lao động tham ra đào tạo (hưởng nguyên lương); đồng thời thu hút nhân tài và chuyên gia trình độ cao, khuyến khích người lao động phát huy năng lực, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật (tạo môi trường làm việc tốt, bình đẳng, trân trọng ý kiến sáng tạo của người lao động...).

- Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng và các chế độ khác bảo đảm, kịp thời, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể duc thể thao....

Những biện pháp nâng cao chất lượng lao động nêu trên nhằm đáp ứng được nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp theo đúng ngành nghề tuyển dụng và cải thiện được đời sống của người lao động ngày được nâng cao.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)