Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nhân lực tại các Khu Công nghiệp ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

nghiệp ở các địa phương khác

2.2.2.1. Kinh nghiệm từ các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu đến năm 2020, nhu cầu về lao động cho KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là khoảng 267 nghìn lao động, trong đó tạo việc làm mới là 100 nghìn lao động. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 102 cơ sở dạy nghề, trong đó có 6 trường cao đẳng nghề, 17 trường trung cấp nghề, 18 trung tâm dạy nghề và 61 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Hàng năm, các trường đã đào tạo hàng chục ngàn lao động với đa dạng các ngành nghề, phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động cũng không ngừng được cải thiện, đang dần đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

Theo thống kê, năm 2013, KKT Nghi Sơn và các KCN đã giải quyết việc làm cho 35 nghìn lao động; trong đó lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên khoảng 35%, lao động đã qua đào tạo tại các doanh nghiệp chiếm khoảng 60% và lao động phổ thông khoảng 5%. Đến nay, số lao động làm việc tại KKT Nghi Sơn và các KCN tăng lên khoảng hơn 70 nghìn người, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 18%; trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 60%. Sự thay đổi đáng khích lệ về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong khoảng thời gian ngắn có thể khẳng định là do tác động tích cực của việc thực hiện các chương trình đào tạo trên địa bàn tỉnh và nhu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng lao động, nhà tuyển dụng. Ngoài ra, phải kể đến sự chủ động của các cơ sở dạy nghề trong việc gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Đặc biệt, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà

đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển công tác đào tạo, dạy nghề cho người lao động của tỉnh cũng góp một phần quan trọng, tạo nguồn lực để các cơ sở dạy nghề xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo.

Thanh Hóa đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” với nguồn lao động dồi dào. Theo thống kê, năm 2015, dân số toàn tỉnh đang trong độ tuổi lao động là 2,3 triệu người. Để phát huy được lợi thế này, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đào tạo nghề cho người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyêt Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII đã đề ra (Đỗ Trung Kiên, 2016).

2.2.2.2. Kinh nghiệm từ các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Tại Bắc Ninh, tính đến thời điểm hiện tại có 15 Khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch là 6.847ha. Có 9 Khu công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất cho thuê đạt 58,91%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,85%. Luỹ kế đến hết Quý I/2013, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút 591 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,3 tỷ USD, trong đó có 304 dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ Khi các doanh nghiệp Khu công nghiệp mới đi vào hoạt động tính từ năm 2003 đến 12/2007, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút được 19.476 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm 42,4%. Tốc độ tăng số lượng lao động làm việc tại các Khu công nghiệp bình quân giai đoạn 2003-2007 là 64,68%. Tính đến hết 31/12/2012, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã tạo việc làm cho 117.445 lao động, lao động địa phương chiếm tỷ trọng 38,34%, tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động bình quân giai đoạn 2008-2012 là 40,4%. Việc thu hút nhiều lao động làm việc tại các Khu công nghiệp cho thấy hiệu quả xã hội đem lại từ các Khu công nghiệp là rất lớn. Hoạt động đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực tại các KCN tỉnh Bắc Ninh được thực hiện cụ thể:

Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cho việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường công nhân kỹ thuật của tỉnh.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp từ quản lý đến công nhân kỹ thuật. Đặc biệt quan tâm đến đào tạo nghề cho người lao động vì nhu cầu sử dụng lao động trong KCN ngày càng tăng do việc thu hút những dự án đầu tư công nghệ hiện đại ngày càng được tập trung thực hiện.

Hỗ trợ việc huy động vốn, đẩy nhanh quá trình triển khai các trường đào tạo nghề đã được thành lập trên địa bàn tỉnh; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao trình độ nhân lực khoa học và công nghệ, tạo điều kiện cho việc tiếp thu công nghệ tiên tiến và tạo nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp KCN.

Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo nghề cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu phát triển của các KCN. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề nhằm huy động tất cả các nguồn lực vật chất và trí tuệ. Quá trình thực hiện đào tạo nghề cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tránh tình trạng có ngành thừa lao động, có ngành thiếu lao động (đào tạo không phù hợp với mục đích sử dụng).

Đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng các Khu đô thị, dịch vụ nhằm cung cấp nhà ở, dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ vui chơi giải trí... nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt việc tái sản xuất sức lao động.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động cho các Khu công nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển đáng kể. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 51 cơ sở đào tạo nghề được phép hoạt động, trong đó có 30 cơ sở đang hoạt động (Đỗ Trung Kiên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại khu công nghiệp thụy vân, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)